Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, ngành Hải quan đã cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.

Hiện nay hầu hết thủ tục hành chính được cung cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4- cấp độ cao nhất hiện nay ở nước ta. Với số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hiện nay, cơ quan Hải quan tạo nhiều thuận lợi cho DN được thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến thông quan hàng hóa; nộp thuế, phí, lệ phí; thủ tục với phương tiện vận tải đường biển bằng phương thức điện tử (qua mạng internet)…

Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) đã cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ DN trong quá trình thức hiện thủ tục hải quan, ví dụ tra cứu biểu thuế, mã số HS; tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật Hải quan…

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử các Cục Hải quan địa phương được kết nối với Cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, với số lượng nêu trên, Tổng cục Hải quan là một trong những bộ, ngành có số lượng thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 nhiều nhất hiện nay.

Một trong những khâu đột phá về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan năm 2016 và giai đoạn tới là nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, năm 2016, nâng cấp, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Hải quan để đảm bảo dịch vụ công của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Theo báo Hải Quan.

 

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giám sát hàng chuyển phát nhanh

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các Cục Hải quan: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM hướng dẫn việc xác nhận hàng hóa XK, NK có giá trị thấp đã được thông quan đưa qua khu vực giám sát hải quan khi thực hiện Thông tư 191/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh và trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc giám sát hàng hóa.

DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 41 Luật Hải quan 2014. Chẳng hạn như: Các DN phải bố trí địa điểm lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của DN với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan Hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi; thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ… Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan Hải quan…

DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh căn cứ thông tin phản hồi từ hệ thống nộp một bản kê tờ khai hàng hóa XK, NK trị giá thấp đã được thông quan cho cơ quan Hải quan khi đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan.

Đồng thời, chịu trách nhiệm xác nhận thời điểm hàng qua khu vực giám sát hải quan trên hệ thống của DN và cung cấp cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.

Đối với cơ quan Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Hải quan 2014 về trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong hoạt động giám sát hải quan.

Bên cạnh đó, CBCC hải quan thực hiện tiếp nhận bản kê tờ khai hàng hóa XK, NK trị giá thấp đã được thông quan do DN nộp để thực hiện việc giám sát hàng hóa (không thực hiện việc xác nhận trên bản kê).

Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của người khai hải quan, CBCC hải quan sẽ thực hiện kiểm tra.

Theo báo Hải Quan.

Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, ngành Hải quan đã cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.

Hiện nay hầu hết thủ tục hành chính được cung cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4- cấp độ cao nhất hiện nay ở nước ta. Với số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hiện nay, cơ quan Hải quan tạo nhiều thuận lợi cho DN được thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến thông quan hàng hóa; nộp thuế, phí, lệ phí; thủ tục với phương tiện vận tải đường biển bằng phương thức điện tử (qua mạng internet)…

Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) đã cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ DN trong quá trình thức hiện thủ tục hải quan, ví dụ tra cứu biểu thuế, mã số HS; tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật Hải quan…

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử các Cục Hải quan địa phương được kết nối với Cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, với số lượng nêu trên, Tổng cục Hải quan là một trong những bộ, ngành có số lượng thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 nhiều nhất hiện nay.

Một trong những khâu đột phá về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan năm 2016 và giai đoạn tới là nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, năm 2016, nâng cấp, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Hải quan để đảm bảo dịch vụ công của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Theo báo Hải Quan.

Từ tháng 4, hàng chuyển phát nhanh làm thủ tục theo thông tư mớ

Theo kế hoạch của Cục Hải quan Hà Nội, trong tháng 4-2016, các DN chuyển phát nhanh sẽ thực hiện thủ tục hải quan theo thông tư mới (Thông tư 191/2015/TT-BTC).

Trước đó, một số DN chuyển phát nhanh chưa hoàn thiện điều kiện hạ tầng, hệ thống phần mềm kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS, trong thời gian này, để không ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan của các DN, Tổng cục Hải quan hướng dẫn DN vẫn tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan cho hàng chuyển phát nhanh theo quy định tại Thông tư 100/2010/TT-BTC và Thông tư 36/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính cho đến khi có hướng dẫn mới.

Đối với Cục Hải quan Hà Nội, Tổng cục Hải quan yêu cầu làm việc cụ thể với các DN chuyển phát nhanh cập nhật kế hoạch triển khai Thông tư 191/2015/TT-BTC, khuyến khích các DN nhanh chóng tập trung tại khu vực sân bay và chuẩn bị phần mềm kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS để sẵn sàng thực hiện khi triển khai đầy đủ quy định tại Thông tư 191/2015/TT-BTC.

Theo Cục Hải quan Hà Nội, đầu tháng 3, đơn vị đã phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết nối phần mềm với cơ quan Hải quan và khai báo thử đối với tờ khai trị giá thấp của DN chuyển phát nhanh. Kết quả DN đã thực hiện kết nối phần mềm với cơ quan Hải quan và khai báo thành công trên Hệ thống VNACCS/VCIS.

Chính vì vậy, dự kiến tháng 4, Cục Hải quan Hà Nội sẽ triển khai cho các DN chuyển phát nhanh trên địa bàn. Cụ thể Công ty DHL-VPNT triển khai ngày 4-4; Công ty TNT ngày 11-4; Công ty UPS ngày 18-4; Chi nhánh Công ty Hợp Nhất ngày 25-4; Công ty TM và DV Song Bình (FEDEX) ngày 27-4.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội cũng đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại như việc thông báo lệ phí của tờ khai MIC/MEC (khai báo NK đối với hàng chuyển phát nhanh), trong khi Bộ Tài chính đã thống nhất không thu lệ phí tờ khai MIC/MEC. Bên cạnh đó, hệ thống cũng chưa tự động trừ tiền thuế, lệ phí đối với hàng hóa XNK chịu thuế từ tài khoản tạm gửi của cơ quan Hải quan…

Theo baohaiquan.vn

Cấp chứng thư cho thủy sản XK theo NSW: Nước đến chân vẫn chưa muốn nhảy…

Từ 1-4, thủ tục “Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm trong Danh sách ưu tiên” và thủ tục “Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm ngoài Danh sách ưu tiên” chính thức được áp dụng thí điểm theo Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW).

Trước mắt chỉ áp dụng đối với các lô hàng XK sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc. Song nhiều DN chưa thực sự sẵn sàng cho việc triển khai này.

Thuận lợi với cách làm hiện tại

Thời gian tới, Nafiqad đề nghị Tổng cục Hải quan và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiếp tục phối hợp với Nafiqad hoàn thiện các biểu mẫu trên hệ thống để có thể thực hiện việc cấp chứng thư điện tử cho tất cả các lô hàng thủy sản XK sang các thị trường.

Công ty CP XNK Thủy sản Hợp Tấn chuyên XK bạch tuộc, mực sang thị trường Hàn Quốc với tần suất khoảng 15-20 lô hàng/tháng. Tương ứng với đó, mỗi tháng DN cần xin cấp 15-20 chứng thư đi kèm hàng XK. Theo đại diện Phòng Quản lý chất lượng của Công ty, hiện nay mỗi lần xin cấp chứng thư, DN chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ lên Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng IV, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, sau 1-2 ngày là nhận được chứng thư. Quá trình làm việc khá nhanh chóng, tiện lợi.
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, bà Hồ Bảo Trân, nhân viên Phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH Hai thành viên 404 cho biết: DN này chuyên XK chả cá vào thị trường Hàn Quốc và cá tra vào thị trường EU, Trung Đông… Tương ứng với số lô hàng XK đi, trung bình mỗi tháng DN cần xin cấp khoảng 30 chứng thư. Nếu hồ sơ chính xác, đầy đủ, với lô hàng XK đi các thị trường gần, quãng đường ngắn như Hàn Quốc, DN sẽ được cấp sau 1-2 ngày kể từ khi nộp hồ sơ và với lô hàng XK đi các thị trường xa hơn như Trung Đông thì thời gian khoảng 2-3 ngày.

Đề cập tới vấn đề này, theo đại diện nhân viên thường xuyên làm thủ tục xin cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK của Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Âu Vững I (DN thường xuyên XK mặt hàng tôm đông lạnh sang nhiều thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, EU… với tần suất tháng cao điểm lên tới 30-40 lô hàng), thời gian từ khi nộp hồ sơ cho tới khi nhận chứng thư của Công ty chỉ trong vòng nửa ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ. “Hiện nay, khi xin cấp chứng thư, DN không đem nộp hồ sơ giấy trực tiếp mà chỉ cần scan hồ sơ gửi cho Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5, Nafiqad và chờ phản hồi. Nếu hồ sơ có sai sót, cần chỉnh sửa bổ sung, Trung tâm sẽ thông báo tới DN qua email để DN điều chỉnh. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, không sai sót gì, việc cấp chứng thư diễn ra khá nhanh chóng”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Mong được tập huấn thêm

Trên thực tế, từ cuối tháng 12-2015, khoảng trên 20 DN có tần suất XK, xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK lớn đã được cơ quan chức năng đào tạo tập huấn sử dụng phần mềm thử nghiệm NSW. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sát mốc áp dụng thí điểm, không ít DN vẫn cảm thấy khá băn khoăn, thậm chí DN còn muốn lùi lại sau ngày 1-4 để được tập huấn, chuẩn bị kỹ càng hơn. Theo bà Trân, sau lần tập huấn từ cuối tháng 12-2015, nhân viên của DN chỉ nắm được những yếu tố cơ bản. Hiện nay, DN mới hoàn thành đăng ký chữ ký số và tài khoản trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Dự kiến, nếu áp dụng thí điểm NSW từ ngày 1-4, DN sẽ rất lúng túng, không tránh được sai sót.

Đồng quan điểm này, đại diện Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Âu Vững I cho hay: Trên thực tế trong quá trình tập huấn, nhân viên tham gia cảm thấy còn nhiều vấn đề bất cập chưa tháo gỡ được. Điển hình như hệ thống phần mềm vẫn trục trặc, có thể dễ dàng xảy ra lỗi như khai báo không thành công, mạng bận không thể truy cập hệ thống… Đáng chú ý là, có những nội dung khi nhân viên của DN hỏi, ngay cả đại diện đơn vị viết phần mềm cũng không giải thích được thỏa đáng. Lý do có lẽ bởi người viết phần mềm chưa thực sự hiểu đầy đủ quy trình cũng như nội dung của việc cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK.

Ngoài ra, một trong những vấn đề khó giải quyết là mặc dù cùng XK hàng thủy sản sang một số thị trường như Trung Quốc hay Hàn Quốc, tuy nhiên trong quá trình xin cấp chứng thư, ngoài áp dụng theo mẫu chung, nhiều trường hợp khách hàng sẽ có những yêu cầu đặc thù với DN. Điển hình như có trường hợp hàng XK đi, song khách yêu cầu phải có thêm chứng nhận xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh, hóa học đi kèm. Đối với việc cấp chứng thư như hiện tại, DN muốn bổ sung khá đơn giản. Tuy nhiên, với cấp chứng thư điện tử do đã thiết kế theo mẫu chung, việc bổ sung rất khó khăn, thậm chí không thể giải quyết.

Hầu hết DN được phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn đều khẳng định về lâu dài, DN đánh giá cao những lợi ích mà NSW đem lại, song ở thời điểm hiện tại, DN chưa thực sự sẵn sàng áp dụng. DN mong muốn sẽ có thêm cơ hội được tập huấn, trao đổi trực tiếp với cơ quan chức năng về những khúc mắc còn tồn tại, trên cơ sở đó góp phần để hệ thống hoàn thiện hơn.

Theo đại diện Nafiqad, việc áp dụng NSW nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong việc giải quyết nhanh chóng hồ sơ thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục thông quan hàng hóa… Tuy nhiên đây là việc làm mới, trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai áp dụng, do vậy rất cần sự phối hợp tích cực từ phía DN và các đơn vị liên quan để từng bước hoàn thiện và thực hiện hiệu quả.

Theo báo Hải Quan.

Chuyên gia Nhật Bản tư vấn về VNACCS/VCIS

17 chuyên gia Nhật Bản vừa hoàn thành phiên làm việc với Hải quan Việt Nam trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường tính hiệu quả của Hệ thống thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (VNACCS/VCIS)”.

Một cán bộ Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) trực tiếp tham gia vào quá trình làm việc với các chuyên gia đến Nhật Bản cho biết: Trong phiên làm việc vừa qua (cuối tháng 2-2016), hai bên thảo luận nhiều nội dung quan trọng, thiết thực liên quan đến việc hoàn thiện quy trình thủ tục, hệ thống CNTT, kiểm tra sau thông quan…

Hai bên cũng đưa ra ý kiến liên quan đến việc kết nối Hệ thống VNACCS/VCIS và Cơ chế một cửa quốc gia.

Vị cán bộ trên cho biết: Đến nay, trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường tính hiệu quả của Hệ thống Thông quan hàng hóa tự động của Việt Nam (VNACCS/VCIS)”, các chuyên gia Nhật Bản và Hải quan Việt Nam đã tổ chức 2 phiên làm việc (thời gian khoảng 1 tuần/phiên).

Theo ông Makoto Kato- Cố vấn trưởng Dự án JICA Nhật Bản tại Việt Nam, để triển khai Dự án, phía Nhật Bản sẽ cử nhiều đoàn chuyên gia sang làm việc trực tiếp để hỗ trợ Hải quan Việt Nam (có 6 đoàn). Dự kiến, cứ 3 tháng sẽ có một đoàn chuyên gia từ Nhật Bản sang làm việc trực tiếp tại Việt Nam.

Được biết, Dự án Hợp tác Kỹ thuật “Tăng cường tính hiệu quả của VNACCS/VCIS” tập trung thực hiện 3 mục tiêu:

Thứ nhất, xây dựng phương hướng nhằm nâng cao sử dụng hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS. Các chức năng của Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ được rà soát, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của các chức năng chưa được khai thác và tổng hợp các yêu cầu của người sử dụng cả phía Hải quan và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS.

Thứ hai, tăng cường quản lý, nâng cao năng lực công tác kiểm tra sau thông quan. Sự phù hợp của các hoạt động kiểm tra sau thông quan sẽ nâng cao hiệu quả tạo thuận lợi thương mại của Hệ thống VNACCS/VCIS bằng cách cắt giảm và rút ngắn thời gian kiểm tra trước khi hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đồng thời đảm bảo được việc tuân thủ của doanh nghiệp trước pháp luật và các quy định về thương mại quốc tế.

Thứ ba, nâng cao năng lực của cán bộ Hải quan về quản lý rủi ro. Quá trình xử lý tờ khai hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ hiệu quả hơn với việc áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro.

Theo báo Hải Quan.

 

Đây là lý do chính gây kẹt xe ở khu Đông Sài Gòn

Tại một hội thảo đánh giá hiệu quả dự án cảng Cái Mép Thị Vải tổ chức tại TPHCM gần đây, các chuyên gia và doanh nghiệp nhận định rằng các cảng khu vực TPHCM đang thu hút phần lớn nguồn hàng xuất nhập khẩu bằng container tại khu vực phía Nam trong khi cảng khu vực Cái Mép Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) có lượng container thông qua rất thấp. Điều này gây ra áp lực cho hệ thống giao thông khu Đông Sài Gòn và nhiều hệ lụy về khác.

Cảng quá tải, đường ùn tắc

Nghiên cứu của Công ty tư vấn Dream Incubator Việt Nam (DIV) do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đặt hàng cho kết quả các cảng sông khu vực TPHCM như Tân Cảng Cát Lái ở quận 2, cảng Sài Gòn quận 4, cảng Hiệp Phước huyện Nhà Bè và 2 cảng sông Bình Dương, Đồng Nai đang chiếm 78% thị phần xuất nhập khẩu bằng container qua cảng khu vực phía Nam với sản lượng 5,4 triệu Teu năm 2015.

Trong khi đó các cảng nước sâu khu vực Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) chỉ chiếm 22% thị phần với sản lượng 1,6 triệu TEU.

Nghịch lý ở đây là cụm cảng Cái Mép – Thị Vải có tổng công suất lên đến 8 triệu TEU. Cụm cảng này sử dụng khoản vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam được khởi công năm 2008 và hoàn thành đầu năm 2013, và được kỳ vọng không chỉ là cảng cửa ngõ khu vực phía Nam mà còn là cảng trung tâm quốc tế của cả khu vực Đông Nam Á.

“Chúng tôi vận chuyển một container hàng từ TPHCM hay Bình Dương về Cái Mép – Thị Vải vất vả lắm bởi chi phí vận chuyển rất cao, do không có depot container rỗng của các hãng tàu nằm tại chỗ, buộc lòng chúng tôi phải đưa hàng về Cát Lái”, ông Nguyễn Thành Tâm, Phó giám đốc Công ty InterLog (TPHCM) cho biết lý do doanh nghiệp không đưa hàng về cảng Cái Mép Thị Vải.

Còn theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), lượng hàng container đang lưu thông ra – vào khu vực cảng/ICD khu vực TPHCM đã thường xuyên gây ách tắc cảng và giao thông khu vực ngoài cảng như Xa lộ Hà Nội và đường Mai Chí Thọ.

Vào mỗi thứ năm và thứ sáu, thời gian lưu thông từ trạm thu phí xa lộ Hà Nội – cảng Cát Lái trung bình là 3h cho đoạn đường 12km.

VLA cho rằng có nhiều hệ quả phát sinh do kẹt cảng như nguyên liệu sản xuất giao trễ, làm ngưng trệ dây chuyền sản xuất, lãng phí nhiêu liệu 7l dầu DO/giờ/xe, tăng phí vận chuyển và hệ quả lớn hơn là gây xung đột luồng giao thông hàng hóa XNK – luồng giao thông dân sinh dẫn đến mất an toàn giao thông.

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA cho biết hiện nay hàng hóa của doanh nghiệp muốn chuyển về cụm cảng Cái Mép – Thị Vải để tránh ách tắc giao thông đường bộ thì buộc phải dùng sà lan đi đường thủy nên thời gian vận chuyển kéo dài, gây không ít khó khăn cho các nhà xuất khẩu hàng hóa.

“Điều bất hợp lý nữa khiến cụm cảng Cái Mép – Thị Vải không thu hút nguồn hàng chính là việc thiếu các depot chứa container rỗng, vì gần 40 depot container rỗng lại tập trung xung quanh khu vực cảng TPHCM, Bình Dương, trong khi hàng muốn đóng container xuất khẩu cần phải có vỏ container đưa về kho đóng hàng”, ông Hiệp nêu.

Cũng do thiếu depot container rỗng nên chi phí vận chuyển hàng hóa về Cái Mép – Thị Vải rất cao vì các doanh nghiệp vận tải phải chạy xoay vòng về các depot có chứa container rỗng tại TPHCM, Bình Dương rồi mới về Cái Mép – Thị Vải.

Ông Hiệp nêu ví dụ: chẳng hạn với cung đường từ Nhơn Trạch về Cái Mép chỉ dài 40 km nhưng chi phí vận chuyển một container lên đến 4,3 triệu đồng, trong khi đoạn đường dài hơn lên đến 80 km từ Nhơn Trạch về Cát Lái lại có chi phí vận chuyển khoảng 3,3 triệu đồng.

Đây là điều bất hợp lý khiến cụm cảng Cái Mép – Thị Vải khó cạnh tranh với các cụm cảng khác trong khu vực.

Cần điều tiết luồng hàng

Theo đại diện Cục Hàng Hải Việt Nam, hiện còn có sự khác biệt về lợi ích trong phát triển kinh tế cảng biển, địa phương nào cũng có nhu cầu phát triển cảng. Chẳng hạn, đối với TPHCM thì phát triển cảng cũng góp phần vào kinh tế thành phố nên thành phố đẩy mạnh nạo vét luồng sông Soài Rạp, phát triển cảng biển để thu hút nguồn hàng và điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn hàng vào cảng các địa phương lân cận.

Ngoài ra, theo đại diện Cục Hàng Hải Việt Nam thì tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh các dịch vụ cảng đi kèm, hạ tầng giao thông kém cũng khiến cụm cảng Cái Mép – Thị Vải khó thu hút nguồn hàng.

Theo tính toán một bến cảng 600 mét thì công suất tối thiểu phải đạt 1 triệu TEU/năm thì mới thúc đẩy các dịch vụ khác cùng phát triển, tuy nhiên hiện nay tính tổng cộng 6 – 7 bến cảng ở Cái Mép – Thị Vải thì tổng công suất cũng chỉ đạt khoảng 1,3 triệu TEU/năm cho thấy công suất cụm cảng này đạt rất thấp so với thiết kế là 8 triệu TEU.

Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, hạ tầng kết nối với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải đang được triển khai, chẳng hạn về giao thông đường bộ, tuyến đường Bến Lức – Long Thành và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang được xây dựng để đưa hàng hóa từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về Cái Mép – Thị Vải nhanh nhất.

Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang chỉ đạo việc nạo vét sông Đồng Tranh để hàng hóa từ TPHCM đến Cái Mép – Thị Vải và ngược lại bằng đường thủy nội địa được thuận lợi hơn.

Trong tương lai, nếu có thêm nguồn vốn hỗ trợ của Nhật Bản hoặc đối tác nước ngoài thì sẽ đầu tư xây dựng cầu Phước An (vốn khoảng 6.800 tỉ đồng). Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt TPHCM – Vũng Tàu. Tuy nhiên việc tìm vốn xây tuyến đường sắt này rất khó khăn vì tổng vốn đầu tư lớn. Một giải pháp khác là sẽ không xây thêm cảng trong khu vực để phát triển nguồn hàng cho Cái Mép – Thị Vải.

“Chúng tôi không cấp phép xây dựng mới các bến cảng container khu vực cụm cảng Cái Mép – Thị Vải nữa và sẽ xem xét rất kỹ lưỡng, tính toán hiệu quả cẩn trọng khi cấp phép xây dựng các bến cảng tổng hợp khu vực này”, ông Công cho hay.

Hiện nay để thu hút các tàu vào Cái Mép – Thị Vải thì mức phí, lệ phí đã được giảm rất nhiều. Chẳng hạn các tàu trên 50.000 tấn vào Cái Mép – Thị Vải đóng phí, lệ phí cảng chỉ bằng 40-60% so với các cảng khác.

Theo Tri thức trẻ.

 

Rút ngắn 30% thời gian thực hiện thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia

Đây là một trong những mục tiêu vừa được Tổng cục Hải quan đặt ra trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 15-10-2015 của Chính phủ về thực hiện Chính phủ điện tử.

Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 36a trong lĩnh vực Hải quan, Tổng cục Hải quan xác định sẽ vận hành Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT cốt lõi của ngành đảm bảo ổn định, an ninh, an toàn 24/7, không làm ảnh hưởng đến hoạt động XNK của cộng đồng DN.

Tổng cục Hải quan đặt mục tiêu đến tháng 12-2016 giảm từ 15% đến 30% thời gian thực hiện thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) so với thời điểm cuối năm 2015, đến hết năm 2017 giảm tiếp 15% thời gian thực hiện so với thời điểm năm 2016.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan phấn đấu năm 2016 có 70% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3, đặc biệt có 50% dịch vụ công cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4.

Đến năm 2017 có 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tối thiểu ở mức độ 3, đặc biệt có 70% dịch vụ công cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4…

Theo báo Hải Quan.

 

2.468 DN khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết đến cuối tháng 1/2016, Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đã được kết nối với 9 bộ, ngành và đã có tổng số 34.431 bộ hồ sơ được xử lý, giải quyết trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

2.468 DN khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia

2.468 DN khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia

Cảng Cái Mép – Thị Vải

Cũng theo Tổng cục Hải quan, việc thực hiện NSW bước đầu đã rút ngắn được khoảng từ 15% – 30% thời gian thực hiện thủ tục hành chính; đơn giản hóa bộ hồ sơ, giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường khả năng kết nối, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc biệt, trong lĩnh vực vận tải và logistic đã có 2.468 DN thực hiện khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (gồm 422 hãng vận tải và đại lý vận tải, 1.635 DN hoạt động trong lĩnh vực logistics và giao nhận), với tổng số 27.825 hồ sơ (13.700 hồ sơ nhập cảnh, 14.069 hồ sơ xuất cảnh, 56 hồ sơ quá cảnh).

Được biết, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị các bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Y tế và Giao thông Vận tải phối hợp triển khai NSW tại cảng biển Nam Trung Bộ.

Tổng cục Hải quan cũng đề xuất kế hoạch triển khai NSW tại cảng biển Khánh Hòa và Bình Định, Quảng Ngãi trong tháng 2/2016.

Trước đó, từ tháng 11/2014, NSW đã được thực hiện thí điểm tại cảng Hải Phòng và từ tháng 5/2015 đã mở rộng ra 5 cảng biển lớn gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp.

 

Áp Tết, tin mừng từ cửa khẩu Tân Thanh

Áp Tết, tin mừng từ cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), lượng xe ô tô chở hàng nông sản đỗ đậu tại khu vực kiểm hóa chờ thông quan xuất bán sang Trung Quốc rất ít, hết cảnh ùn ứ. Giá cả các mặt hàng hoa quả bán được giá hơn, nhất là mặt hàng thanh long, dưa hấu.

Chiều 31/1, ông Phùng Quang Hội, Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh cho biết: Hiện nay, chỉ còn khoảng vài chục xe container chở hoa quả đang chờ làm thủ tục xuất bán sang chợ Pò Chài (Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc). Chắc chắn đến chiều tối sẽ căn bản chấm dứt cảnh ùn ứ đỗ hàng hai, dài hàng kilômét như những ngày đầu tuần.

Trước đó, có trên 400 xe đỗ hàng hai “xếp nốt” từ ngã ba Pác Luống (xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng) đến khu vực kiểm hóa dài trên 3km. Phía chợ Pò Chài, Trung Quốc có chừng 400 xe ăn chực, nằm chờ để nhận giao hàng, gây nhiều phiền toái cho cả chủ hàng, lái xe và người dân địa phương.

Theo ông Hội, sau khi có ý kiến đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, các ngành hữu quan nước bạn đã vào cuộc tích cực, giải quyết ách tắc xe ở cửa khẩu Tân Thanh lẫn bãi sang tải ở Pò Chài (Trung Quốc). Cụ thể, 3 ngày hôm nay, phía Trung Quốc đã điều tiết cho mặt hàng thanh long được xuất khẩu thêm ở cửa khẩu Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn). “Mỗi ngày gần 100 xe ô tô với hàng nghìn tấn thanh long được thông quan thuận lợi ở cửa khẩu Hữu Nghị, góp phần đáng kể giải quyết xe tồn đọng ở Tân Thanh”, ông Hội nói.

Bên cạnh việc thông thoáng, tạo điều kiện của đơn vị chức năng hai nước Việt – Trung, thông tin trên các phương tiện truyền thông đã góp phần tích cực trong việc các chủ hàng điều chỉnh số lượng hàng đến khu vực cửa khẩu Tân Thanh. Lãnh đạo địa phương đã tích cực vào cuộc, các đơn vị làm nhiệm vụ ở cửa khẩu thường xuyên cập nhật tình hình; tăng cường cán bộ làm thêm giờ, giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng nông sản của ta nhanh chóng xuất khẩu qua biên giới. Các ngành chức năng chủ động thông báo cho Sở Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh nắm bắt tình hình nhu cầu xuất khẩu hàng nông sản ở biên giới Lạng Sơn; làm tốt công tác phân loại sản phẩm, bao bì hàng hóa ngay từ nội địa.

Sau khi giải quyết nạn ách tắc hàng hóa, giá cả mặt hàng hoa quả, nhất là quả thanh long, dưa hấu đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, dưa hấu bán với giá từ 2,8 nhân dân tệ (NDT) đến 3 NDT/kg (tăng khoảng 700 đồng/kg so với ngày đầu tuần); thanh long xuất bán giá 5 NDT/kg, bán chạy nhất là thùng 25kg được khách mua trả 125 NDT/thùng (tăng gần 3.000 đồng/kg).

Theo báo cáo của Hải quan Tân Thanh, sở dĩ giá cả nhích lên vì nhu cầu thị trường Trung Quốc nhập về để phục vụ Tết và mặt hàng hoa quả tươi của ta vốn được người tiêu dùng nước bạn ưa chuộng vì tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đại tá Trịnh Quốc Huy, Chỉ huy trưởng Bộ CHBP tỉnh Lạng Sơn cho biết, sau khi 3 lái xe chở hoa quả sang chợ Pò Chài (Trung Quốc) bị tử vong do sưởi than trong cabin xe ô tô, lực lượng Biên phòng đã phối hợp với các ngành chức năng thông báo, tuyên truyền đến tất cả các lái xe đường dài miền Nam chở hàng nông sản đến khu vực cửa khẩu Lạng Sơn cùng biết và phòng tránh.

Theo báo Tiền Phong.