Đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam bất chấp thách thức

Những căng thẳng xảy ra ở các nhà máy Trung Quốc tại VN vào tháng 5 vừa qua do tranh chấp biển Đông đã phần nào gây ảnh hưởng đến hình ảnh của VN đối với các quốc gia khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến các nguồn đầu tư vào VN. Một số nhà đầu tư đang tìm đến các thị trường đáp ứng được chi phí sản xuất thấp hơn thị trường miền nam Trung Quốc đã nhắm đến Campuchia.

Ông James Woodrow, Giám đốc phụ trách hàng hóa của Cathay Pacific cho biết họ đã nhìn thấy tiềm năng ở Campuchia, đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc. Hãng hàng không này đang có kế hoạch triển khai dịch vụ vận tải hàng hóa giữa Hồng Kông và Phnom Pênh – thủ đô của Campuchia – với hai chuyến một tuần. Dù vậy, hãng không có ý định giảm tần suất bay ở VN.

Theo đại diện của Etihad, hãng cũng không tìm thấy lý do gì để rút khỏi VN. Trong tháng Bảy, hãng hàng không Trung Đông này đã bắt đầu các chuyến bay chở hàng đến Hà Nội với máy bay A330-200F, hai chuyến một tuần.

Bà Yasmin Aladad Khan, Phó Chủ tịch DHL Express tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á cũng không nhìn thấy lỗ hổng nào trong các luồng đầu tư vào VN, hay nghe ai nhắc đến việc rút đầu tư khỏi VN. Các nhà đầu tư cũ vẫn đang ở lại và một số nhà đầu tư mới sắp xuất hiện.

Ông Henry Đinh Hữu Thành, Chủ tịch Bee Logistics VN, cũng chỉ ra rằng sự tồn tại của các nhà máy sản xuất thiết bị như Nokia và Samsung là những bằng chứng. Gần đây là sự xuất hiện của nhà máy với chi phí 1 tỷ USD (775,8 triệu Euro), nhà máy thứ ba tại VN cho đến nay, và việc xem xét xây dựng thêm nhà máy thứ tư tại TP.HCM. Trong vòng hai hoặc ba năm, VN có thể trở thành một trung tâm sản xuất trong khu vực.

Cùng với sự phát triển trong nước, Bee đã mở rộng sang Campuchia và đang có kế hoạch triển khai thêm hai cơ sở mới để phục vụ thị trường này. Tuy nhiên, theo bà Yasmin Aladad Khan, sự phát triển của thị trường này khá khiêm tốn, nếu so với VN hay Myanmar, tốc độ tăng trưởng sẽ không đáng kể.

Myanmar đã thu hút được rất nhiều dòng đầu tư, với sự cạnh tranh ráo riết từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trao đổi thương mại của Myanmar với Mỹ tăng gần gấp đôi vào năm 2013 và hứa hẹn cho sự phát triển hơn nữa, với việc đã và sắp xuất hiện của các thương hiệu như The Gap, Coca-Cola và General Electric.

Trong tháng 8, UPS đã triển khai dịch vụ giao nhận trong và ngoài nước tại thị trường Myanmar, với sự tham gia của các đối thủ như DHL, CEVA Logistics, Toll, Bee, Kerry và Damco. Bà Yasmin Aladad Khan cho biết, “Chúng tôi nhìn thấy cơ hội rất lớn ở Myanmar”, nhiều công ty đang đầu tư hoặc đã thiết lập cơ sở tại quốc gia này.

Cũng theo bà Yasmin Aladad Khan, DHL đang chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc của các thị trường trong khu vực, với sự dẫn dầu của Philippines, VN, Malaysia và
Indonesia, sự tăng trưởng đó đã xảy ra trong cả ba khu vực chính, khu vực Thái Bình Dương, châu Á và châu Âu.

Bà Yasmin Aladad Khan cũng thể hiện sự hy vọng của mình trong lộ trình hội nhập ASEAN vào năm 2015 sẽ là bước đệm để khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. “Tôi muốn nhìn thấy những cải cách trong việc giảm các rào cản phi thuế quan, đơn giản hóa các quy định, các thủ tục hành chính và tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh”.

Công ty Bee Logistics đang tiến lên một tầm cao mới đúng theo kế hoạch đã định. Sau khi mở rộng thị trường sang Myanmar và
Campuchia, công ty đã đặt mục tiêu mới của mình ở đất nước Thái Lan vào năm tới. Theo ông Henry Đinh Hữu Thành, việc hội nhập ASEAN sẽ tăng cường vị thế của Thái Lan trong dòng chảy thương mại đến và đi từ Campuchia, Myanmar và VN.

Người phát ngôn cho Changi cho biết, “Hội nhập kinh tế ASEAN sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong và ngoài Đông Nam Á, từ đó sẽ kích thích khối lượng vận tải hàng không trong khu vực. Với vị trí chiến lược của Singapore, sân bay Changi được xem là nơi tốt nhất để phát triển một cửa ngõ, một trung tâm hàng hóa trong khu vực”.

Dĩ nhiên, nhiều nhà kinh doanh vận tải hàng không sẽ được hưởng lợi từ những điều này, và không có gì phải nghi ngờ, vận tải thủy bộ cũng sẽ hưởng được nhiều lợi ích. Ông Charles Kaufmann, người đứng đầu các hoạt động và các dịch vụ giá trị gia tăng tại DHL Global
Forwarding, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã báo cáo một sự gia tăng về khối lượng trong dịch vụ vận tải hàng lẻ và hàng nguyên container trong hoạt động vận tải đường bộ kết nối Trung Quốc, VN, Thái Lan, Malaysia và Singapore, với Myanmar.

Bên cạnh đó, ông Henry Đinh Hữu Thành cũng chỉ ra một chuỗi các dự án xây dựng đường cao tốc ở VN. Mới đây nhất là đường cao tốc kết nối thủ đô Hà Nội đến biên giới Trung Quốc vừa mới hoàn thành, giúp giảm thiểu thời gian vận tải đường bộ đi và đến khu vực này xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ, thay vì 10-12 tiếng đồng hồ như trước đó.

Bookmark the permalink.

Comments are closed.