Thị trường tài chính chuỗi cung ứng tăng trưởng khắp thế giới

(Vietnam Logistics Review) Trên toàn cầu, thị trường tài chính chuỗi cung ứng (SCF) đang được mở rộng phát triển. Một báo cáo mới từ Nhà xuất bản BCR, một hãng chuyên cung cấp tin tức về các ngành công nghiệp tài chính, ước tính mức tăng trưởng ở ngành này sẽ đạt 30% mỗi năm. Nghiên cứu từ BCR cho thấy thị trường này có thể mang giá trị đến 43 tỉ Euro đối với mức quỹ đang được sử dụng.

Tài chính chuỗi cung ứng, một ngành đã từng được những ngân hàng lớn đánh giá khá cao, đang dần bị thu nhỏ lại, theo từng vùng và khu vực trong nước cung cấp dịch vụ này. Việc hoàn thiện đang có tiến triển khi nhiều người tham gia sân chơi này hơn, từ đó đặt áp lực giảm giá. Anil Walia, người đứng đầu ngành tài chính chuỗi cung ứng tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland, cho các nhà nghiên cứu BCR biết rằng ông dự đoán xu hướng này sẽ tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới hơn. “Cho dù chúng tôi có thể cung cấp ở mức độ ngân hàng ổn định, việc này cũng khá khó khăn. Nếu không thể đáp ứng, cả thị trường có thể có chút chấn động trong 2 năm tới”, ông Walia chia sẻ.

Công nghệ là một xu hướng thay đổi lớn việc cung cấp tài chính cho các ngân hàng và chuỗi cung ứng. Việc sử dụng cả hai công nghệ điện toán đám mây và hóa đơn trực tuyến giúp người cho vay có tầm nhìn sâu hơn vào tiềm năng trước mắt. Hóa đơn trực tuyến cho các nhà cung cấp khả năng theo dõi rõ hơn về các mô hình mua hàng và khả năng tài chính của một số DN tìm nguồn tài chính. Thêm vào khả năng theo dõi thời gian thực của hệ thống điện đám mây và tài chính giúp người dùng có thể truy cập ngay lập tức dữ liệu giao dịch. Cởi mở và minh bạch tài chính giúp các nhà cung cấp tài chính sở hữu một bộ hồ sơ rủi ro về thực tế và loại bỏ rất nhiều rủi ro trong quá trình tài trợ chuỗi cung ứng. Công cụ điện tử cũng mở ra cơ hội mới cho ngành kinh doanh, tài chính như tính toán trước khi xuất hàng. Tăng sự quan tâm cho các công cụ điện tử xung quanh chuỗi cung ứng, như hệ thống purchase-to-pay, giúp ngân hàng có cái nhìn rõ ràng hơn vào khả năng chi trả.

Tăng trưởng tổng thể về ngành tài chính chuỗi cung ứng dự kiến sẽ rất mạnh mẽ. Theo từng khu vực, mỗi thị trường được dự đoán sẽ có mức độ khác nhau của sự phát triển và những thách thức đặc biệt cho mỗi vùng.

CHÂU Á

Châu Á là thị trường SCF trẻ nhất, được dự kiến rằng sẽ có sự tăng trưởng cao nhất lên đến 50%. Những lĩnh vực tăng trưởng hàng đầu bao gồm ngành bán lẻ, điện tử, dệt may và hàng tiêu dùng. Shivkumar Seerapu, Trung tâm tài chính thương mại châu Á – Thái Bình Dương, Ngân hàng Giao dịch toàn cầu tại Deutsche Bank, nêu bật sự quan tâm của cả các ngân hàng và những lĩnh vực khác của công ty trong việc khám phá ngành tài chính chuỗi cung ứng. Đặc biệt, các tập đoàn đa quốc gia có nhà máy tại khu vực đang đẩy mạnh yêu cầu.

Seerapu cũng tập trung vào các nhu cầu giáo dục. Trong khi các tập đoàn đa quốc gia lớn nhận thức tầm quan trọng của tài chính chuỗi cung ứng, rất nhiều hãng không biết ngành này có thể giúp các DN địa phương như thế nào. Trong các thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan, khái niệm vẫn chỉ mang tính tương đối. Dù khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, đây cũng là thị trường có mức đầu tư kinh phí thấp nhất. Bản báo cáo ước tính giá trị của thị trường chỉ khoảng 6 tỷ đến 10 tỷ Euro (6.5 đến 11 tỷ USD) trong năm nay.

CHÂU MỸ

Khu vực này được hưởng những lợi ích từ việc là nhà của ba thị trường tài chính chuỗi cung ứng đã phát triển: Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Mỹ có giá trị quỹ chuỗi cung ứng lớn nhất trong cả ba với 22 tỷ Euro (24 tỷ USD). Về mặt nhận thức, giáo dục và phát triển, đây là khu vực đi đầu. Nhờ vào thị trường tiên tiến của mình, châu Mỹ sẽ có tốc độ tăng trưởng khá chậm vào năm nay. BRC ước đoán rằng mức phát triển chỉ đạt 15-25%, thấp nhất trong tất cả các khu vực được khảo sát.

Quản lý biên tập của báo cáo năm 2015, Eugenio Cavenaghi, tin rằng các cấp độ tiếp theo của sự phát triển ở châu Mỹ sẽ yêu cầu các ngân hàng trong lĩnh vực tài chính chuỗi cung ứng làm việc chăm chỉ hơn. Thị trường trong nước của khu vực là một trong những thị trường bão hòa nhất. Cơ hội tăng trưởng lớn nhất sẽ được tìm thấy ở quốc tế – nơi mà các nhà cung cấp ở đây khá lạ lẫm.

CHÂU ÂU, TRUNG ĐÔNG VÀ CHÂU PHI

Được kết hợp giữa các thị trường lớn tại Vương Quốc Anh, Liên minh châu Âu và các thị trường mới nổi ở châu Phi, khu vực này đang phải đối mặt với chiến lược tiên tiến hơn và khó khăn ngày càng nhiều. Việc phân chia được thấy rõ hơn từ các phương diện tiếp cận khác nhau của ngân hàng. Trên khắp châu Âu, các ngân hàng đang tập trung vào những mảng cao cấp của thị trường, đặc biệt kén chọn khi làm việc với nhà cung cấp. Tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, ngân hàng đang dần chuyển hướng sang việc xâm nhập thị trường các DN vừa và nhỏ. Nhìn chung, khu vực sẽ đạt mức phát triển khoảng 15-30%, với tiềm năng tăng trưởng lên thành một thị trường trị giá 17 tỉ Euro (18 tỉ USD).

Lãi suất và nhu cầu về ngành tài chính chuỗi cung ứng ngày càng rõ rệt. Đồng thời, còn rất nhiều việc cần phải thực hiện trong điều kiện tối đa hóa sức tăng trưởng và nâng cao nhận thức từ thị trường. Các DN cần nguồn vốn lưu động, đặc biệt trong thời kì cho vay chậm chạp.

 Theo: VietNam Logistics Review.

Bookmark the permalink.

Comments are closed.