Comments Off on Hải quan tiếp tục đấu tranh chống gian lận xuất xứ
Thống kê từ năm 2019 đến hết tháng 10/2021, lực lượng Hải quan đã phát hiện, xử lý 165 vụ vi phạm về xuất xứ hàng hóa. Thông tin này được ông Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 15/12.
Hàng hóa Trung Quốc giả mạo thương hiệu do Đội 1 (Cục Điều tra chống buôn lậu) và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 2 (Cục Hải quan Hải Phòng) phát hiện, bắt giữ tháng 6/2021. Ảnh: T.Bình
Chủ động đấu tranh
Các vụ việc Hải quan phát hiện gần đây: Năm 2019, 41 vụ, 7 đối tượng, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 59,188 tỷ đồng; năm 2020, 81 vụ, 39 đối tượng, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 643,464 tỷ đồng; 10 tháng năm 2021 là 43 vụ,25 đối tượng, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 20,375 tỷ đồng. (Nguồn: Cục Điều tra chống buôn lậu)
Theo ông Nguyễn Hùng Anh, trước diễn biến phức tạp liên quan đến gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, ngành Hải quan đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp và biện pháp để phòng, chống.
Cụ thể, từ năm 2019 đến nay đã ban hành nhiều văn bản, chỉ thị hướng dẫn các đơn vị thực hiện đồng bộ những giải pháp chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, chuyển tải bất hợp pháp và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
“Đặc biệt, năm 2021, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định 1293/QĐ-TCHQ ngày 17/3/2021 về việc thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp”, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu nhấn mạnh.
Song song đó, lãnh đạo Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ như Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, các cục hải quan địa phương chủ động nghiên cứu các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xác định xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu; nghiên cứu hoạt động xuất, nhập khẩu của một số doanh nghiệp, từ đó xác định những rủi ro, phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ.
Một biện pháp nghiệp vụ quan trọng khác là thu thập, phân tích thông tin trong và ngoài nước để xác định mặt hàng, doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm hành vi vi phạm; rà soát xác định những giao dịch, công ty xuất nhập khẩu có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đột biến so với năng lực, quy mô sản xuất để tiến hành thu thập, củng cố thông tin, tiến hành xác minh, điều tra làm rõ dấu hiệu vi phạm.
Về đấu tranh trực tiếp, lực lượng Hải quan tăng cường công tác đấu tranh thông qua thực hiện các kế hoạch chuyên đề để xác minh làm rõ theo ngành hàng, đối tượng cụ thể. Như trong năm 2021 xác định 15 nhóm mặt hàng trọng điểm có nguy cơ cao về gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Đồng thời chú trọng xác định mặt hàng trọng điểm là hàng hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng như đồ thời trang (quần áo, giày dép, túi xách…) giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, các loại hàng hóa thực phẩm, đồ uống kém chất lượng, sai quy định về nhãn mác; các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch Covid-19…
“Qua kết quả đấu tranh đã phát hiện một số phương thức, cách thức, thủ đoạn gian lận xuất xứ như: doanh nghiệp nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam, dán mác hàng hóa xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp có dây chuyền máy móc nhưng sản phẩm xuất khẩu không đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Việt Nam theo quy định của pháp luật. Có tình trạng hàng hóa được đặt sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu về Việt Nam các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở được ghi sẵn bằng tiếng Việt và dòng chữ “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” trên sản phẩm, bao bì sản phẩm để lừa dối người tiêu dùng”, ông Nguyễn Hùng Anh cho biết.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp khai nhập khẩu các loại linh kiện/nguyên vật liệu để sản xuất, gia công xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước nhưng thực chất là sản phẩm gần như hoàn chỉnh, không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định. Táo tợn hơn, có doanh nghiệp không có chức năng cấp C/O nhưng đã tự thiết kế mẫu C/O để cấp cho doanh nghiệp khác xuất khẩu.
Một phương thức khác là các đối tượng lợi dụng việc phân luồng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa để gian lận về số lượng, chủng loại; khai sai, không khai báo trên tờ khai nhãn hiệu của hàng hoá nhập khẩu; hàng quá cảnh; hàng nhập lậu qua đường mòn, lối mở; trà trộn hàng hoá vi phạm và hàng hoá không vi phạm để nhập lậu.
5 giải pháp đấu tranh
Để tiếp tục đấu tranh hiệu quả với các hành vi gian lận xuất xứ hàng hoá, ông Nguyễn Hùng Anh đề xuất 5 nhóm giải pháp.
Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế chính sách về lĩnh vực xuất xứ hàng hóa trên cơ sở Nghị định 31/2018/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý giúp các lực lượng chức năng thuận tiện trong quá trình thực thi pháp luật.
Thứ hai, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội ngành hàng… để thực hiện kiểm tra, đối chiếu nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ.
Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm nâng cao năng lực kiểm tra, phát hiện các vụ việc gian lận cho cán bộ, công chức hải quan; nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế, chủ động sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin, hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hải quan các nước và Văn phòng liên lạc tình báo khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) để kịp thời thu thập thông tin và phối hợp xác minh C/O có dấu hiệu gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp làm ăn chân chính, bảo vệ người tiêu dùng.
Thứ năm, tiếp tục đào tạo, phối hợp đào tạo tập huấn cho các lực lượng thực thi của hải quan để nâng cao năng lực, hiểu biết về lĩnh vực này, kịp thời phát hiện phương thức, thủ đoạn mới để đấu tranh.
Comments Off on Thông quan nhanh chóng trong ngày để xử lý ùn tắc hàng tại cửa khẩu phía Bắc
Cơ quan Hải quan sẽ tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan nhanh chóng trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu tại địa bàn, kể cả ngoài giờ hành chính để xử lý tình trạng ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Ưu tiên, bố trí, sắp xếp các xe đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa trước được đi qua cửa khẩu sớm. Ảnh: Nguyễn Nam
Bố trí cán bộ thông quan ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ
Để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thông quan nhanh hàng hóa, giải tỏa ách tắc tại khu vực cửa khẩu biên giới phía Bắc do các cơ quan chức năng quản lý tại cửa khẩu Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Tổng cục Hải quan vừa có chỉ đạo tới các Cục Hải quan Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên triển khai các giải pháp cụ thể.
Theo đó, Cục Hải quan Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc tạo điều kiện tối đa và thực hiện thông quan nhanh chóng trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu tại địa bàn (kể cả ngoài giờ hành chính); giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hai quan hàng hóa.
Trong trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất, thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa hoặc không có nhu cầu xuất khẩu thì hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai sửa đổi, bổ sung hoặc hủy tờ khai hải quan (đối với các trường hợp đã đăng ký tờ khai), đăng ký tờ khai hải quan mới theo quy định để tiếp tục xuất khẩu hoặc đưa trở lại nội địa để tiêu thụ.
Các đơn vị bố trí cán bộ công chức giải quyết thủ tục thông quan và giám sát hàng hóa xuất khẩu ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ; ưu tiên, bố trí, sắp xếp các xe đã hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa trước được đi qua cửa khẩu sớm.
Phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi tại khu vực cửa khẩu bố trí địa điểm và tạo điều kiện cho việc bảo quản, phân loại chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp trong thời gian chờ xuất khẩu; cho phép doanh nghiệp gửi hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan cần bảo quản vào các kho lạnh (bao gồm cả kho ngoại quan, kho lưu giữ hàng hóa TNTX đông lạnh) tại khu vực cửa khẩu; trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan thì hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai sửa đổi, bổ sung theo quy định pháp luật.
Thường xuyên cập nhật tình hình, cung cấp thông tin, khuyến cáo kịp thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản qua các cửa khẩu trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn điều tiết giao thông cho xe ra vào không bị ùn tắc, đảm bảo công tác phòng, chống dịch cũng như hạn chế chi phí phát sinh cho doanh nghiệp, thương nhân.
Cục Hải quan Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý trên địa bàn chủ động trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng quản lý tại cửa khẩu của nước CHND Trung Hoa nhằm tăng cường năng lực thông quan, giải quyết nhanh tình trạng ùn tắc.
Kịp thời báo cáo những vướng mắc phát sinh vượt thẩm quyền về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn xử lý.
Áp lực ùn tắc tại Lạng Sơn, Quảng Ninh
Theo Tổng cục Hải quan, thời gian gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc xuất hiện tình trạng ùn tắc lượng lớn hàng hóa chờ xuất khẩu, tập trung chủ yếu tại các địa phương có hoạt động thông thương lớn với Trung Quốc như Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Tại tỉnh Lạng Sơn, lượng hàng hóa thông quan qua cửa khẩu giảm, chỉ khoảng 300-400 xe/ ngày trong khi lượng hàng hoá từ nội địa lên các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn rất lớn cộng với năng lực bến bãi có hạn dẫn đến tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.
Tính đến sáng ngày 21/12/2021, tổng lượng xe tồn tại 3 khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma là 4.461 xe (giảm 137 xe so với ngày 20/12/2021). Các khu vực bến bãi tại các cửa khẩu đã quá tải, khó bố trí, sắp xếp được thêm (gồm cả các khu vực tạm sử dụng), ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, chất lượng hàng hóa, tăng thời gian xuất khẩu cũng như tăng chi phí, khó khăn cho công tác kiểm soát phòng, chống dịch và bố trí, sắp xếp các phương tiện vận chuyển.
Tại tỉnh Quảng Ninh, tính đến đến 21/12/2021, vẫn còn hiện tượng ách tắc phương tiện chở hàng hóa XNK mặc dù đã có sự nỗ lực giải quyết của chính quyền thành phố và các lực lượng chức năng.
Tại cầu Bắc Luân II còn tồn 346 xe chờ xuất khẩu, giảm 79 xe so với ngày 15/12/2021 (trong đó có 276 xe chở hoa quả và 70 xe chở đồ gỗ mỹ nghệ).
Khu vực phía cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) dự kiến có 289 xe của Việt Nam đã làm thủ tục xuất cảnh sang Đông Hưng – Trung Quốc để nhận hàng chở về Việt Nam. Do thông báo của chính quyền Đông Hưng- Trung Quốc nên chưa làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam, còn lưu giữ tại bên Đông Hưng- Trung Quốc.
Tại khu vực Lối mở Cầu phao Km3+4, trong thời gian qua lưu lượng hàng hóa nông lâm thủy sản không thay đổi, trung bình lượng phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu qua Lối mở cầu phao Km 3+4 là 150 xe/ngày nên hàng hóa vẫn lưu thông ổn định, tuy nhiên lượng hàng hóa tồn đọng còn rất lớn. Đến nay, lượng xe tồn tại Lối mở Cầu phao Km3+4 là 1.188 xe, giảm 169 xe so với ngày 15/12/2021, chủ yếu là hàng thủy hải sản đông lạnh (940 xe), còn lại là hàng nông sản (248 xe).
Tại khu vực cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu không có tình trạng hàng hóa tồn đọng, ách tắc tại khu vực cửa khẩu. Lưu lượng hàng hóa nhập khẩu sang Việt Nam đều được các cơ quan chức năng giải quyết thủ tục trong ngày. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tình trạng phương tiện vận tải hàng hóa từ phía Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sau khi giao hàng xong trở về Trung Quốc rất chậm do việc khử khuẩn, khử trùng của Trung Quốc dẫn đến tồn đọng rất nhiều xe, tiềm ẩn nguy cơ va chạm giao thông, gây ách tắc tại khu vực cửa khẩu, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, có nhiều thời điểm bãi tập kết không còn chỗ trống để tiếp nhận thêm phương tiện chở hàng nhập khẩu về làm thủ tục.
Hiện nay, phía Trung Quốc chỉ làm thủ tục nhận được từ 25-30 xe/ngày, trong khi lưu lượng xe tồn đọng hàng ngày là trung bình khoảng 120 xe, có ngày lên tới 150 xe (do nhiều ngày trước tồn đọng dồn lại).
Nguyên nhân ùn tắc tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh một phần do doanh nghiệp nắm bắt thông tin tại một số cửa khẩu của Việt Nam-Trung Quốc (Hữu Nghị, Tân Thanh-Lạng Sơn) đang có tình trạng ùn tắc, dẫn đến lượng lớn phương tiện vận chuyển hàng hoá này chuyển hướng đến Móng Cái dẫn đến tăng lượng xe tồn chờ làm thủ tục.
Comments Off on Giải đáp hoàn thuế cho xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp FDI
Tại Hội nghị trực tuyến đồng hành cùng DN vượt qua dịch Covid-19 do Tổng cục Hải quan tổ chức mới đây, nhiều DN FDI thành viên của Liên minh diễn đàn kinh tế Việt Nam (VBF) quan tâm đến việc hoàn thuế cho một số trường hợp xuất khẩu tại chỗ. Ngay sau khi Hội nghị kết thúc, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn cụ thể vấn đề này.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1, đơn vị có số thu lớn nhất trong 9 chi cục trực thuộc Cục Hải quan Hải Phòng. Ảnh: T.Bình
Theo Điều 34, Điều 36, Nghị định 134/2016/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP: “Hàng hóa NK đã nộp thuế NK nhưng phải tái xuất được hoàn thuế NK và không phải nộp thuế XK, gồm hàng hóa NK nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm XK trả lại chủ hàng, XK hàng hóa đã NK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan… Người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, hoặc XK vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế NK đã nộp…”.
Theo VBF, như quy định trên, trường hợp hàng hóa XK ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì DN mới được hoàn thuế. Với trường hợp XK tại chỗ (DN nước ngoài chỉ định giao hàng cho một DN nội địa) thì không được hoàn thuế đối với nguyên vật liệu đã nhập loại hình kinh doanh sử dụng cho sản xuất hàng hóa XK tại chỗ. Trong khi đó, nếu nhập loại hình gia công/sản xuất XK từ đầu vẫn được miễn thuế (điểm g khoản 2 Điều 10 và điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định 134 được sửa đổi tương ứng tại Điều 1.4 và 1.6 Nghị định 18).
VBF cũng kiến nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn thống nhất về hoàn thuế cho trường hợp XK tại chỗ. Cụ thể, hàng hóa nhập theo loại hình kinh doanh đưa vào sản xuất hàng XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, XK vào khu phi thuế quan hoặc XK tại chỗ thì DN được hoàn thuế cho hàng hóa NK cấu thành trong sản phẩm XK. Ngoài ra, hàng hóa NK, nhưng sau đó tái xuất ra nước ngoài bao gồm XK trả lại chủ hàng, XK hàng hóa đã NK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc XK tại chỗ thì DN được hoàn lại tiền thuế NK đã nộp.
Trả lời kiến nghị của VBF, theo Tổng cục Hải quan, về việc hoàn thuế đối với hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh đưa vào sản xuất hàng XK: Căn cứ Điều 36 Nghị định số 134 quy định người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, hoặc XK vào khu phi thuế quan được hoàn thuế NK đã nộp.
Cũng căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh đã nộp thuế NK, DN đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc XK sản phẩm vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan thì được hoàn thuế NK.
Các trường hợp khác không XK ra nước ngoài hoặc không XK vào khu phi thuế quan thì không thuộc các trường hợp được hoàn thuế NK.
Còn đối với hàng hóa NK, sau đó tái xuất, theo Tổng cuc Hải quan, căn cứ Điều 34 Nghị định số 134 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Nghị định 18 quy định, hàng hóa NK nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm XK trả lại chủ hàng, XK hàng hóa đã NK ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người NK ban đầu hoặc người được người NK ban đầu ủy quyền, ủy thác XK.
Như vậy, đối với trường hợp hàng hóa NK đã nộp thuế NK nhưng không tái xuất ra nước ngoài hoặc không tái xuất vào khu phi thuế quan mà được tái xuất tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài cho DN khác trong nội địa thì không thuộc trường hợp được hoàn thuế NK.
Mặt khác, người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK (bao gồm cả hàng hóa đem thuê/giao gia công một phần công đoạn sản xuất) và đã XK sản phẩm (bao gồm cả XK tại chỗ): Căn cứ Điều 36 Nghị định số 134 quy định người nộp thuế đã nộp thuế NK đối với hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài, hoặc XK sản phẩm vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế NK đã nộp.
Như vậy, Điều 36 Nghị định 134 không quy định hàng hóa NK để sản xuất, kinh doanh được thuê/giao tổ chức, cá nhân khác gia công lại một phần công đoạn trong quá trình sản xuất thì được miễn thuế NK như đối với hàng hóa NK để gia công, sản xuất XK quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Do vậy, trường hợp DN đã nộp thuế đối với hàng hóa NK nhưng sau đó không trực tiếp đưa vào sản xuất hàng hóa XK mà đem thuê/gia công một phần công đoạn sản xuất thì không được miễn thuế NK.
Cũng theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134, trường hợp hàng hóa NK theo loại hình nhập kinh doanh đã nộp thuế NK, DN đã đưa vào sản xuất hàng hóa XK và đã XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc XK sản phẩm vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan thì được hoàn thuế NK. Các trường hợp không XK sản phẩm ra nước ngoài hoặc không XK sản phẩm vào khu phi thuế quan thì không thuộc các trường hợp được hoàn thuế NK.
Comments Off on Xuất nhập khẩu trong “bình thường mới”: Thông suốt những cung đường “chục tỷ đô”
(HQ Online) – Những chuyến xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu nối đuôi nhau di chuyển một cách thuận tiện ở khu vực cảng Hải Phòng, hay cửa khẩu Móng Cái, Hoành Mô (Quảng Ninh) là những hình ảnh dễ bắt gặp thời gian gần đây khi các địa phương thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” (Nghị quyết 128).
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 kiểm tra thực tế hàng hóa. Ảnh: T.BÌNH
Không còn “ngăn sông cấm chợ”
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu Vực 1 Vũ Thanh Nam: Chủ động xây dựng nhiều sáng kiến, cải tiến trong công việc Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chi cục đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện tốt “mục tiêu kép”. Đặc biệt, đơn vị đã ký kết gần 5.000 bản thỏa thuận với doanh nghiệp để thực hiện đối tác Hải quan- Doanh nghiệp. Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, Chi cục tiếp tục triển khai các tổ hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đảm thông quan hàng hóa một cách nhanh nhất. Để hạn chế việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cán bộ công chức, Chi cục bố trí các khu vực tiếp nhận hồ sơ độc lập và sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, e-mail… để tương tác, tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi cục chủ động xây dựng, đưa ra nhiều sáng kiến, cải tiến trong công việc nhằm đảm bảo việc giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Nhờ tạo thuận lợi, xử lý triệt để vướng mắc từ cộng đồng doanh nghiệp, tính đến ngày 1/11/2021, Chi cục đã thu nộp ngân sách đạt 17.400 tỷ đồng, đạt 105% chỉ tiêu cả năm (16.500 tỷ đồng), tăng 3.600 tỷ so với cùng kỳ năm 2020. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 Trần Mạnh Hùng: Phối hợp để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Từ khi dịch bệnh bùng phát, Chi cục đã thành lập các tổ giải đáp vướng mắc, tổ hướng dẫn doanh nghiệp, tổ hỗ trợ doanh nghiệp 24/7. Qua đó kịp thời trao đổi, nắm bắt thông tin với cộng đồng doanh nghiệp một cách thường xuyên dù trong bối cảnh giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp… Đặc biệt, đơn vị chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ của Ngành trong quá trình thực hiện thủ tục, quản lý nhà nước về hải quan như Hệ thống VNACCS/VCIS, VASSCM, Cổng thông tin một cửa quốc gia… Hiện nay, Chi cục đã triển khai 43 dich vụ công trực tuyến cấp độ 4. Ngoài ra, Chi cục chủ động xây dựng phần mềm hỗ trợ cán bộ, công chức để đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; thường xuyên trao đổi, tham vấn doanh nghiệp qua nền tảng công nghệ thông tin để nắm bắt, hỗ trợ, kịp thời xử lý khó khắn, vướng mắc. Đặc biệt, Chi cục phối hợp với các đơn vị kinh doanh kho, bãi, cảng, hãng tàu, các đơn vị quản lý chuyên ngành trên địa bàn để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp… Từ đầu năm đến hết tháng 10, Chi cục đã thông quan cho lượng hàng hóa với tổng kim ngạch 4,642 tỷ USD; tổng thu ngân sách 9.308 tỷ đồng. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp để thực hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ, đảm bảo tạo thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô, Cục Hải quan Quảng Ninh Đỗ Hồng Lâm: Tập trung các nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan Triển khai Nghị quyết 128, Chi cục đã chủ động nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” và thực hiện một số giải pháp thông quan hàng hóa nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Với tinh thần ưu tiên tập trung thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của các cấp; đồng thời hỗ trợ tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa, Chi cục tập trung thực hiện các nhóm giải pháp tạo thuận lợi về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; hỗ trợ thủ tục xuất khẩu nông sản qua các tỉnh biên giới phía Bắc; tăng cường kiểm soát chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua tuyến biên giới, ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới. Từ đầu năm đến 4/11, kim ngạch xuất nhập khẩu tại Chi cục đạt 115 triệu USD, đạt 106% chỉ tiêu giao, tăng 47,63% so với cùng kỳ năm 2020; thu ngân sách đạt 201,6 tỷ đồng, 80,65% chỉ tiêu phấn đấu (250 tỷ), tăng 39,45% so với cùng kỳ năm 2020. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái, Cục Hải quan Quảng Ninh Nguyễn Văn Dương: Quản lý nhà nước về hải quan gắn với công tác phòng, chống dịch Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chi cục đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch, cũng như tạo thuận lợi cho hoạt đông xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa được thông suốt. Chi cục đã thành lập 4 tổ công tác để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện Nghị quyết 128, Chi cục tiếp tục triển khai các giải pháp, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, đặc biệt là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cộng đồng doanh nghiệp, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về Hải quan gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đến hết 31/10 tại Chi cục có gần 700 doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu, kim ngạch đạt 3 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Thái Bình- Quang Hùng (ghi)
Ít ngày sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, phóng viên Tạp chí Hải quan đã có mặt tại hai cửa ngõ giao thương quan trọng ở phía Bắc là Hải Phòng và Quảng Ninh với kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm hàng chục tỷ USD. Trên các tuyến đường ra, vào hai địa phương, chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vẫn được duy trì. Tuy nhiên, việc khai báo y tế diễn ra thuận tiện, nhanh chóng nhờ ứng dụng PC-Covid. Căn cứ vào cấp độ dịch của điểm xuất phát, lực lượng chức năng tại chốt sẽ hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp.
Từ nội thành Hải Phòng ra khu vực cảng trên đường 356- con đường đường huyết mạch lưu thông hàng hóa ở khu vực cảng Hải Phòng, chúng tôi chứng kiến từng dòng xe container tấp nập nối đuôi nhau ra, vào cảng.
Tại cảng Tân Vũ, anh Nguyễn Văn Dương (quê Tiền Hải, Thái Bình), tài xế xe đầu kéo chuyên chở hàng xuất nhập khẩu từ Hải Phòng đi Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc chia sẻ về hành trình từ Hải Phòng đi Hà Nội và ngược lại những ngày gần đây.
Hàng ngày, anh Dương chở hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị từ Hải Phòng theo quốc lộ 5A qua các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương để giao cho nhà máy ở Hà Nội, sau đó quay xe về Hải Phòng. Theo anh Dương, hiện nay, chỉ còn Hải Phòng duy trì chốt kiểm soát dịch bệnh (khi quay trở về Hải Phòng). Tại chốt kiểm soát có khu vực dành riêng cho tài xế xe tải khai báo và khu vực dành cho xe máy, xe khách hay ô tô cá nhân.
“Tại chốt kiểm soát chỉ xuất trình chứng nhận tiêm chủng, phiếu xét nghiệm Covid-19 và một số giấy tờ liên quan, thời gian hơn 10 giây nên không còn tình trạng ách tắc như trước. Mỗi chuyến từ Hải Phòng lên Hà Nội và ngược lại chỉ mất khoảng 4 giờ mỗi lượt, trong khi thời cao điểm dịch, các địa phương đều lập chốt có khi mất 2 ngày, thông thường mất 1 ngày. Đi lại thuận tiện nên ngày nào tôi cũng chạy một chuyến Hải Phòng- Hà Nội và ngược lại. Công việc ổn định, thu nhập tăng lên”, anh Nguyễn Văn Dương vui mừng nói.
Tương tự Hải Phòng, trên tuyến Quốc lộ 18- con đường huyết mạch về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc qua địa bàn Quảng Ninh, những ngày đầu tháng 11, chúng tôi thường xuyên gặp những đoàn xe nối đuôi nhau.
Ở lối mở cầu phao Km3+4, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chúng tôi cũng ghi nhận được chia sẻ của giới tài xế đường dài về việc đi lại thuận tiện khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128.
Anh Nguyễn Ngọc Tặng (quê Tuy An, Phú Yên) không giấu được sự phấn chấn khi vừa chở xong chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên ra Móng Cái. Ngày 27/10, anh Tặng xuất phát từ TP Phan Thiết, Bình Thuận chở 1 container khoảng 20 tấn thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu ở Móng Cái.
Trước khi xuất phát, anh Tặng lo lắng không ít vì đây là chuyến hàng đầu tiên chở hàng ra Móng Cái. Hơn nữa, nhiều đồng nghiệp cho biết việc đi lại trong mùa dịch rất khó khăn, nhiều người phải mất 4-5 ngày hoặc lâu hơn mới đến được Móng Cái.
Nhưng ngược với sự lo lắng đó, việc đi lại của anh Tặng lần này thuận tiện và chỉ sau 2 ngày đã có mặt ở Móng Cái.
“Từ Bình Thuận ra Quảng Ninh tôi chỉ phải khai báo y tế khi đi qua các tỉnh. Vào địa phận Quảng Ninh phải khai báo y tế và test nhanh Covid-19. Khoảng 15 phút có kết quả âm tính tôi tiếp tục chở hàng ra Móng Cái. Đến địa phận TP Móng Cái, tôi tiếp tục phải test nhanh Covid-19. Cũng chỉ mất khoảng 15 phút là có kết quả. Khi có kết quả âm tính tôi chở hàng đến lối mở cầu phao km3+4 để làm thủ tục xuất khẩu. Khi lưu trú lại Móng Cái tôi được chủ hàng bố trí ở khu vực tập trung để đảm bảo phòng dịch”, anh Nguyễn Ngọc Tặng chia sẻ.
Trước khi thực hiện Nghị quyết 128, để vào địa phận Quảng Ninh và lên Móng Cái phải qua 2 chốt kiểm soát dịch như anh Tặng nói. Nhưng mỗi chốt phải test Covid-19 bằng phương pháp PCR nên thời gian chờ kết quả mất từ 10 giờ đến 20 giờ. Vì vậy, đưa hàng từ miền Nam ra Móng Cái mất 4-5 ngày, thậm chí nhiều hơn!
Theo ghi nhận của phóng viên, các tài xế đều bày tỏ tinh thần hợp tác với lực lượng chức năng địa phương trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Bởi, khi dịch bùng phát, cuộc sống, công việc của họ cũng ảnh hưởng rất nhiều.
Khơi thông những dòng chảy hàng hoá “tỷ đô”
Để góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 128, giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu gắn với phòng, chống dịch, ngành Hải quan, nhất là các đơn vị hải quan cơ sở tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong thực hiện mục tiêu kép.
Đại diện Cục Hải quan Hải Phòng cho biết: từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đơn vị đã chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch và đảm bảo thông quan hàng hóa. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hết sức cụ thể. Điển hình như đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Cục áp dụng tối đa việc kiểm tra qua hệ thống máy soi container để thông quan hàng hóa. Với việc công nhận địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, chân công trình, chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính, Cục sẽ kiểm tra hồ sơ, căn cứ quy định để quyết định công nhận mà không yêu cầu doanh nghiệp phải đến cơ quan Hải quan và công chức cũng không phải đến doanh nghiệp để kiểm tra như trước.
Mới đây, Cục Hải quan Hải Phòng có văn bản yêu cầu các đơn vị tạm dừng, hoãn các cuộc kiểm tra sau thông quan đã có trong kế hoạch năm 2021 (bao gồm kiểm tra sau thông quan đánh giá tuân thủ và kiểm tra sau thông quan theo dấu hiệu rủi ro); tạm dừng, hoãn các cuộc thanh tra, kiểm tra đã có trong kế hoạch năm 2021 như: thanh tra chuyên ngành, kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra tình hình sử dụng nguyên vật liệu, vật tư tại trụ sở người nộp thuế…
Liên quan đến tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp trong thời kỳ dịch bệnh, Cục Hải quan Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kết nối trao đổi trên dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích…
Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp tạo thuận lợi nên việc doanh nghiệp phải trực tiếp đến giao dịch tại trụ sở cơ quan Hải quan giảm rất nhiều, trong khi lưu lượng tờ khai, hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn có chiều hướng tăng và việc thông quan thuận lợi.
Từ đầu năm đến 31/10, Cục Hải quan Hải Phòng đã làm thủ tục thông quan cho hơn 1,76 triệu tờ khai, tăng hơn 300 nghìn tờ khai so với cùng kỳ 2020, tổng kim ngạch lên đạt gần 93 tỷ USD, tăng tới hơn 19 tỷ USD.
Tại Cục Hải quan Quảng Ninh, Phó Cục trưởng Trịnh Văn Nhuận cho biết, ngoài các giải pháp trước đây, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã có Chỉ thị số 18-CT/TU, UBND tỉnh có Quyết định 3633/QĐ-UBND về triển khai Nghị quyết 128 tại địa phương. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Cục Hải quan Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 08-CT/ĐU để triển khai công tác phòng, chống dịch theo hướng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.
“Căn cứ các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch, Cục Hải quan Quảng Ninh đã ban hành bộ tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch để các đơn vị căn cứ tình hình thực tế, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả, gắn với đảm bảo thông quan hàng hóa. Cùng với đó, Cục Hải quan Quảng Ninh xây dựng lại phương án phòng, chống dịch đáp ứng theo yêu cầu tình hình mới theo hướng kiểm soát dịch hiệu quả trên tinh thần 3 trước, 4 tại chỗ, thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch. Từ đó, các đơn vị rà soát lại các quy trình thủ tục hải quan vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy hoạt động thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu, đáp ứng mục tiêu kép của Chính phủ. Hết tháng 10, Cục Hải quan Quảng Ninh giải quyết thủ tục cho 71.638 tờ khai của 1.159 doanh nghiệp với tổng kim ngạch đạt 10,3 tỷ USD, tăng 33% về tờ khai, tăng 6% về doanh nghiệp, tăng 28% về kim ngạch so với năm 2020”, Phó Cục trưởng Trịnh Văn Nhuận chia sẻ.
Chúng tôi rời Quảng Ninh, Hải Phòng khi dịch bệnh Covid-19 còn nhiều phức tạp. Cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Hải quan nơi đây vẫn tiếp tục nỗ lực, phấn đấu để đảm bảo công tác phòng, chống dịch và khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu.
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô kiểm tra thực tế hàng hóa. Ảnh. Q. HÙNG
Comments Off on Quy định mới về quản lý xuất nhập khẩu của Trung Quốc: Hiểu rõ để tránh gián đoạn xuất khẩu
Lệnh 248 về “Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (NK)” và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (XNK)” của Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Để tránh gián đoạn xuất khẩu (XK) sang thị trường này, DN chế biến, XK thực phẩm cũng như các DN sản xuất, XK nông, thuỷ sản Việt Nam cần lưu ý tuân thủ đầy đủ quy định mới.
Địa phương, doanh nghiệp còn lúng túng
Đại diện Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo Lệnh 248 và 249, đối với hệ thống quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, Trung Quốc sẽ thiết lập chế độ kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý an toàn thực phẩm ở nước ngoài (gồm hệ thống của quốc gia và DN); bổ sung phương thức kiểm tra đánh giá, quản lý đăng ký DN nước ngoài, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và truy hồi sản phẩm theo yêu cầu giám sát; yêu cầu trách nhiệm đôn đốc của các cơ quan có thẩm quyền quản lý của quốc gia XK.
Ngoài ra, Lệnh 248, 249 cũng nhấn mạnh việc gia tăng các quy định kiểm soát gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm NK tương ứng. DN phải đăng ký khi sản xuất và XK 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc. Sản phẩm không thuộc nhóm 18 loại này, DN sẽ tự nộp hồ sơ đăng ký hoặc ủy thác đại lý thực hiện.
Từ góc độ địa phương, ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Thuận chia sẻ: Sản lượng thanh long của Bình Thuận khoảng 600 – 700 nghìn tấn/năm. Trong đó, khoảng 70 – 80% sản lượng được XK sang thị trường Trung Quốc. Từ năm 2018 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã cấp 68 mã số vùng trồng và 268 cơ sở chế biến, đóng gói sản phẩm thanh long XK sang thị trường Trung Quốc. Đây là điều thuận lợi.
Tuy nhiên, hiện nay các DN mới XK sản phẩm vào thị trường Trung Quốc vẫn còn lúng túng với các quy định mới của Lệnh 248, 249. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn các thủ tục theo quy định của 2 Lệnh này cũng còn lúng túng. “Do đó, chúng tôi đề nghị Văn phòng SPS Việt Nam, các cơ quan liên quan của Bộ NN&PTNT ra văn bản hoặc hướng dẫn kỹ hơn để các địa phương, DN, hợp tác xã… triển khai thuận lợi”, ông Tấn nói.
Với tỉnh Long An, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho biết, từ năm 2015, tỉnh đã nhận thức phải chuẩn hóa vùng nguyên liệu. Hiện, tỉnh đã cấp nhiều mã số vùng trồng (217 mã số) và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Riêng với thị trường Trung Quốc, Long An cấp được 69 mã số. Long An chủ trương xây dựng vùng nguyên liệu có thể truy xuất được nguồn gốc, gắn với trách nhiệm của người dân, DN.
Riêng với Lệnh 248, 249, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh Long An về việc xây dựng bộ quy chế thích ứng. “Long An sẽ thay đổi triệt để nhận thức của người dân về thị trường Trung Quốc. Tỉnh đã tập hợp 26 DN trên địa bàn để đăng ký. Ngoài ra, tỉnh cũng rà soát các mặt hàng XK, tổ chức nhiều hội nghị phổ biến cho DN XK thanh long”, bà Khanh nhấn mạnh.
Chia sẻ khó khăn hiện nay của tỉnh Long An là việc cập nhật khi cơ sở thay đổi mã số vùng trồng, lãnh đạo Sở NN&PTNT Long An kiến nghị Bộ NN&PTNT có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về thủ tục, quy cách kiểm tra trực tuyến. “Mặt hàng thanh long của Long An chủ yếu hướng đến XK. Vì vậy, tỉnh rất mong muốn có tài liệu, hình ảnh minh họa để phổ biến chi tiết đến DN. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm, Sở NN&PTNT Long An đề nghị Cục Bảo vệ thực vật có thêm nhiều buổi hướng dẫn trực tiếp để chuẩn hóa quy trình. Cùng với đó, địa phương cũng mong muốn thông tin thông suốt từ các bên như cửa khẩu, DN đối tác cũng như cơ quan quản lý phía Trung Quốc”, bà Đinh Thị Phương Khanh nói.
Lập Tổ công tác hướng dẫn doanh nghiệp
Về phía DN, bà Ngô Tường Vy, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu nhìn nhận, những quy định mới của thị trường Trung Quốc là tín hiệu khiến tư duy sản xuất nông sản của Việt Nam thay đổi. Tuy nhiên, điều bà Vy lo lắng hiện tại là thực trạng của các DN XK sang Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. “Đề xuất các cơ quan quản lý điều phối, thông báo cho Sở NN&PTNT các tỉnh để khảo sát các DN, các cơ sở đã có mã số trước khi phía Trung Quốc thực hiện kiểm tra trực tuyến. Điều này sẽ giúp cho các DN, cơ sở thực sự đảm bảo được các tiêu chuẩn phía đối tác đưa ra”, bà Ngô Tường Vy nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoa Việt chia sẻ, hiện nay, Công ty Hoa Việt đang đặt mục tiêu XK sầu riêng, khoai lang, ớt theo đường chính ngạch sang Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường cả thế giới “thèm muốn” chứ không chỉ riêng Việt Nam. “Công ty chúng tôi XK chuối sang thị trường Trung Quốc từ năm 2013 nhưng chắc chắn không ai biết chúng tôi kinh doanh chuối. Bởi, chúng tôi chỉ làm trung gian XK cho các nhà NK Trung Quốc. Lệnh này cũng là việc để các DN Việt Nam được thể hiện mình trên bao bì đóng gói”, bà Nguyễn Lan Hương nói.
Về phát triển trong dài hạn, lãnh đạo Công ty Hoa Việt cho rằng, Việt Nam cần có chiến lược cụ thể để làm thương hiệu cho nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Muốn xây dựng thương hiệu phải bắt đầu từ quản lý chất lượng nông sản, từ quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói và vận chuyển. “Các cơ quan quản lý nhà nước cần thành lập Trung tâm, Tổ công tác để hướng dẫn các DN, hợp tác xã, cơ quan chuyên trách của địa phương thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của thị trường Trung Quốc. Chúng tôi sẵn sàng trả tiền để được hướng dẫn cụ thể vấn đề này”, bà Nguyễn Lan Hương khẳng định.
Đại diện một số DN nông, thuỷ sản cho rằng, trước mắt Văn phòng SPS Việt Nam, Cục Bảo vệ thực vật và các cơ quan liên quan cần ban hành bộ tài liệu tiêu chuẩn để hướng dẫn thực hiện từng bước các thủ tục theo yêu cầu của các thị trường với từng sản phẩm cụ thể.
Comments Off on Gần 200.000 xe ô tô nhập khẩu qua cảng Hải Phòng
Theo Phòng Kế hoạch pháp chế – Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng, sau 5 năm kể từ khi Cảng Hải Phòng khai thác tàu RORO, tổng số lượng xe ôtô qua Cảng đã đạt 196.540 xe, đóng góp nguồn thu lớn cho thành phố.
Tháng 9, thị trường khu vực Hải Phòng tiếp tục chịu ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19 và tình hình cạnh tranh diễn ra gay gắt cả về giá cước và thị phần hàng hóa. Tổng sản lượng hàng hóa qua khu vực giảm 6,5% so với tháng 8/2021 (trong đó hàng container tăng 0,6% và hàng ngoài container giảm 23,5%). Tuy nhiên quý III/2021, sản lượng khu vực Hải Phòng vẫn tăng nhẹ 0,6% và lũy kế 9 tháng tăng trưởng 10,3% so với thực hiện cùng kỳ năm 2020.
Từ tháng 7, sản lượng hàng ngoài container thông qua cảng giảm khá sâu do tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Hàng container nội địa có dấu hiệu chững lại và giảm dần. Tuy nhiên sản lượng lũy kế 9 tháng vẫn ghi nhận sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020. Container xuất nhập khẩu quý III và 9 tháng đầu năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng khá cao, đặc biệt là mặt hàng ôtô. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, sản lượng ôtô tăng 72,7% so với cùng kỳ năm 2020. Sau 5 năm kể từ khi Cảng Hải Phòng khai thác tàu RORO, tổng số lượng xe ôtô qua Cảng đã đạt 196.540 xe, đóng góp nguồn thu lớn cho thành phố.
Cảng Hải Phòng đã tích cực triển khai có hiệu quả các giải pháp trong các mặt công tác trọng tâm như công tác tiếp thị khách hàng, đầu tư, quản lý, thực hành tiết kiệm… Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Công ty trong 9 tháng đầu năm 2021 đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Tổng sản lượng của Cảng Hải Phòng tăng 8,1%, doanh thu tăng 14,3% và lợi nhuận trước thuế tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó lợi nhuận SXKD chính tăng 14,6%). Toàn Cảng đón và xếp dỡ 1597 lượt tàu, trong đó 902 lượt tàu container. Trật tự trị an, an toàn vệ sinh lao động tại Công ty được giữ vững. Thu nhập, đời sống của người lao động được nâng cao. Dự kiến thu nhập bình quân của CBCNV toàn Công ty 9 tháng đầu năm 2021 tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020. Cảng hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, cạnh tranh thị phần gay gắt, với những nỗ lực trong công tác khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, Cảng Hải Phòng tiếp thị thành công hai tuyến dịch vụ mới khai thác tại Chi nhánh Cảng Tân Vũ, tiếp thị thêm các tàu container adhoc để tăng sản lượng và doanh thu.
Comments Off on Mô hình AHP: Giải pháp cho chuỗi cung ứng mùa dịch
Bảo đảm chuỗi cung ứng thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân các khu vực giãn cách mùa dịch là bài toán khó. Áp dụng mô hình AHP có thể là một gợi ý cho những nhà hoạch định hoặc tư vấn chính sách để giải bài toán đó.
Mô hình AHP là gì?
Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process – AHP) là một trong những phương pháp ra quyết định đa mục tiêu, được đề xuất bởi Thomas L. Saaty – một nhà toán học người gốc Iraq. AHP là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước. Dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính là phân tích, đánh giá và tổng hợp.
Có thể tóm tắt một số bước triển khai phương pháp này như sau. Đầu tiên, AHP phân tích một vấn đề phức tạp, đa tiêu chí theo cấu trúc thứ bậc. Sơ đồ cấu trúc thứ bậc bắt đầu với vấn đề cần ra quyết định (gọi là mục tiêu), được phân tích dựa trên nhiều tiêu chí lớn và các tiêu chí thành phần, cấp bậc cuối cùng thường bao gồm các phương án có thể đưa vào.
Sau đó, xác định mức độ ưu tiên cho các tiêu chí, thường theo thang điểm từ 1 đến 9, bằng cách lập ma trận mức độ ưu tiên các tiêu chí thông qua so sánh cặp. Bước tiếp theo, tính toán trọng số cho các tiêu chí. Tiếp đến, tính độ ưu tiên của các phương án theo từng tiêu chí, đồng thời tiến hành kiểm tra tỷ số nhất quán để bảo đảm kết quả thu được có độ tin cậy phù hợp. Cuối cùng, tính điểm cho các phương án và lựa chọn, tất cả các trọng số được tổng hợp lại để đưa ra quyết định tốt nhất.
Phương pháp AHP từng được đề xuất sử dụng khá rộng rãi để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội và thiết kế kỹ thuật, chẳng hạn lựa chọn mẫu kiến trúc, xây dựng chiến lược giá, chiến lược marketing, lựa chọn công nghệ.
Trong lĩnh vực quản trị, nó cũng là một công cụ lập kế hoạch, giải quyết xung đột, phân tích lợi ích/ chi phí và phân bổ nguồn lực.
Áp dụng AHP trong quản lý chuỗi cung ứng hiện nay
Việc thực hiện giãn cách theo quy mô một địa phương hay khu vực thời đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến hệ quả bất cập, thậm chí đứt gãy chuỗi cung ứng thực phẩm, hoặc hàng hóa thiết yếu cho người dân. Để kiểm soát sự lây lan dịch bệnh, nhiều khi các địa phương buộc phải đưa ra các quyết định hạn chế sự đi lại, có thể dẫn đến tình trạng hệ thống chợ và siêu thị hết hàng, hoặc còn hàng nhưng không đến được người tiêu thụ, nhu cầu người dân không được đáp ứng kịp thời, trong khi nông dân và người sản xuất không bán được hàng.
AHP từng được áp dụng rộng rãi trong quyết định lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất. Ngoài các chỉ tiêu thông dụng như giá, chất lượng, thời gian giao hàng, độ linh hoạt, người ta còn phân tích các yếu tố môi trường, rủi ro và logistics.
Trong quản lý chuỗi cung ứng, AHP từng được áp dụng rộng rãi trong quyết định lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất. Ngoài các chỉ tiêu thông dụng như giá, chất lượng, thời gian giao hàng, độ linh hoạt, người ta còn phân tích các yếu tố môi trường, rủi ro và logistics. AHP cũng được sử dụng trong phân phối nhằm xác định vị trí một kho hàng (liên quan đến việc tối thiểu hóa các khoản chi phí bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, nguyên vật liệu, lao động, tồn trữ trong khi tối đa hóa các lợi ích do vị trí mang lại) và nhiều kho hàng (quan tâm đến mạng lưới sản xuất – phân phối sao cho chi phí vận chuyển thấp nhất, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu đặc biệt của khách hàng).
Trong bối cánh hiện nay, có thể đặt ra mục tiêu kép bảo đảm chuỗi cung ứng thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân, trong khi vẫn bảo đảm các biện pháp giãn cách để kiểm soát dịch bệnh. Để bảo đảm mục tiêu đó, cần xác định các tiêu chí liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, công nghệ – môi trường… trên cơ sở phân tích thực trạng và mức độ kỳ vọng của các thành phần. Chẳng hạn, các tiêu chí có thể liên quan đến vận tải liên tỉnh; cân đối cung – cầu; mức độ mở cửa các chợ, cửa hàng, siêu thị; shipper; các giải pháp công nghệ; bình ổn giá… Các phương án giải quyết có thể được dự kiến dựa trên mức độ “mở” hay “siết” của các nhóm giải pháp liên quan chuỗi cung ứng. Việc tiến hành chi tiết các bước này, cùng với các bước tiếp theo trong việc áp dụng AHP như so sánh cặp các tiêu chí và xác định trọng số cho các tiêu chí, so sánh cặp các phương án và xác định trọng số của phương án để lựa chọn phương án tối ưu, thuộc về công việc chuyên môn của các chuyên gia tư vấn, không nằm trong nội dung bài viết này.
Trên đây chỉ là một gợi ý minh họa cho một bài toán lựa chọn, ra quyết định đơn giản với số lượng ít các tiêu chí. Khi có nhiều tiêu chí so sánh, có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng như Expert Choice hoặc kết hợp với phương pháp khác như phương pháp phân tích mạng (Analytical Network Process- ANP). Quá trình phân tích theo AHP có thể mất nhiều công sức vì phải tiến hành theo nguyên tắc so sánh cặp và kiểm tra hệ số nhất quán. Khi hệ số nhất quán vượt quá giới hạn, cần phải xem xét và điều chỉnh lại bảng đánh giá. Vì vậy, các yếu tố nên được trình bày trong nhóm các chuyên gia để loại bỏ các yếu tố kém quan trọng trước khi áp dụng AHP.
Comments Off on Xuất xứ hàng hoá – rào cản lớn đối với thuỷ sản xuất vào EU theo EVFTA
Tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang là thách thức đáng kể đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Thủy sản xuất khẩu nói chung và tôm xuất khẩu nói riêng của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan, có thể điều chỉnh giá cạnh tranh hơn tại thị trường EU trong thời gian sắp tới
Thuế suất thuế nhập khẩu đối với thuỷ sản vào thị trường EU – thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm – hiện tương đối cao, từ 5% – 20% đối với thuỷ sản thô, sơ chế và từ 5,5%-26% đối với thuỷ sản chế biến.
Trong Hiệp định EVFTA, ngoại trừ cá ngừ đóng hộp và chả cá surimi EU áp dụng hạn ngạch thuế quan (lần lượt là 11,5 nghìn tấn và 500 tấn), các mặt hàng thuỷ sản còn lại được EU cam kết xoá bỏ thuế quan với lộ trình dài nhất là 7 năm.
Như vậy, cơ hội để ngành thuỷ sản Việt Nam mở rộng thị trường tại EU thông qua việc tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA là rất lớn.
Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, thuỷ sản của Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 theo EVFTA.
Hiện nay, Bộ Công Thương uỷ quyền cho 20 cơ quan, tổ chức (bao gồm 19 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực trên cả nước và Sở Công Thương TP Hải Phòng) được cấp C/O mẫu EUR.1 theo EVFTA.
Theo thống kê mới đây của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU được các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu EUR.1 theo EVFTA đạt xấp xỉ 336,9 triệu USD, chiếm khoảng 69,5% trên tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU (đạt trên 485,3 triệu USD). Trong đó, thuỷ sản thô, sơ chế chiếm 65,3% và thuỷ sản chế biến chiếm 34,7%.
Về cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản sử dụng C/O mẫu EUR.1, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, các thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tại EU sử dụng C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là Đức, Bỉ, Hà Lan, Italy và Pháp.
Đây đều là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam trong khối này với các sản phẩm nhập khẩu chính là tôm và cá ngừ.
Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, khoảng 69,5% trị giá thủy sản xuất khẩu sang EU có sử dụng C/O mẫu EUR.1 trong nửa đầu năm nay là kết quả tương đối khả quan đối với ngành thủy sản khi Việt Nam mới thực hiện EVFTA chưa đầy một năm.
Tuy nhiên, quy tắc xuất xứ đối với thủy sản trong Hiệp định này vẫn đang là một thách thức đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Hiệp định EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ EU. Điều này có nghĩa là nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là tôm. EU lại không phải là thị trường nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất xuất khẩu trong nước.
Do vậy, năng lực sản xuất, kinh doanh, nguồn hàng nguyên liệu cho sản xuất của ngành thủy sản Việt Nam trong ngắn hạn chưa thể đáp ứng hoàn toàn tiêu chí xuất xứ thuần túy của Hiệp định EVFTA.
Với cam kết giảm thuế về 0% cho các mặt hàng thủy sản (trong đó có tôm) của EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, thủy sản xuất khẩu nói chung và tôm xuất khẩu nói riêng của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan, có thể điều chỉnh giá cạnh tranh hơn trong thời gian sắp tới.
Một số chuyên gia nông nghiệp lưu ý, việc mở rộng và duy trì nguồn cung nguyên liệu trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19, là yếu tố then chốt để ngành thủy sản của Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường EU nhờ “cú huých” từ EVFTA.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, các mặt hàng thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 cao bao gồm: Tôm sơ chế (HS 0306.17), tôm chế biến (HS 1605.21 và 1605.29), cá phi lê đông lạnh (HS 0304.62, 0304.87 và 0304.99), mực đông lạnh (HS 0307.43), cá ngừ chế biến (HS 1604.14) và ngao, sò chế biến (HS 1605.56). Những mặt hàng thuỷ sản có kim ngạch sử dụng C/O mẫu EUR.1 đều là những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU.
Comments Off on Bộ GTVT lập tổ công tác kiểm tra cước vận tải, giá dịch vụ cảng biển
Các tổ công tác của Bộ GTVT sẽ làm việc với các doanh nghiệp, rà soát các loại giá dịch vụ hàng hải đang được áp dụng…
Các tổ công tác sẽ rà soát, kiểm tra các loại giá dịch vụ liên quan đến hoạt động hàng hải tập trung tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, TP.HCM, cảng Lạch Huyện, Đình Vũ – Ảnh minh họa
Bộ GTVT vừa quyết định thành lập 2 tổ công tác thực hiện kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế, nội địa tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM.
Tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế, nội địa tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh do gồm các thành viên đến từ Cục Hàng hải; Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế (Bộ GTVT; lãnh đạo cảng vụ hàng hải Hải Phòng, Quảng Ninh… do ông Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải VN làm tổ trưởng.
Tổ công tác kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế, nội địa tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM gồm các thành viên đến từ Cục Hàng hải Việt Nam; Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế (Bộ GTVT; lãnh đạo Cảng vụ hàng hải Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM… do Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Nguyễn Đình Việt làm tổ trưởng.
“Hai tổ công tác có nhiệm vụ làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị liên quan để thực hiện kiểm tra, rà soát các loại giá dịch vụ tại cảng biển và giá cước vận tải biển quốc tế, nội địa tại khu vực Vũng Tàu (Cái Mép – Thị Vải); TP.HCM; khu vực Hải Phòng (đặc biệt khu vực Cảng Lạch Huyện, Đình Vũ, Chùa Vẽ) và Quảng Ninh”, Bộ GTVT yêu cầu.
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, việc thành lập các tổ công tác rà soát, kiểm tra việc áp dụng giá dịch vụ trong hoạt động hàng hải được thực hiện trong bối cảnh giá cước vận tải container toàn cầu trên các tuyến đi châu Âu, Mỹ liên tục gia tăng từ cuối năm 2020 và chưa có dấu hiệu giảm.
Đơn cử, chặng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam qua cảng biển khu vực New York (Mỹ), nếu trước tháng 9/2020, giá cước cho mỗi container 40 feet chỉ ở mức 2.800 – 3.000 USD/container thì đến tháng 9/2021, giá cước một số hãng tàu áp dụng đã lên đến 14.000 USD/container. Đối với chủ hàng không có hợp đồng dài hạn với hãng tàu, phải đặt chỗ thông qua đại lý giao nhận với giá giao ngay cùng chặng có thể đến gần 20.000 USD/container.
Việc rà soát, kiểm tra giá cước được thực hiện nhằm đảm bảo tính minh bạch của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam – Ảnh minh họa
Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN đã có văn bản đề nghị các cảng vụ quản lý hoạt động tàu container yêu cầu các hãng tàu vận tải container cung cấp và cập nhật thông tin giá cước, phụ thu giá vận tải container quốc tế và nội địa bằng đường biển trên các tuyến vận tải container xuất phát từ khu vực cảng biển do cảng vụ quản lý.
Đồng thời, đăng tải bảng thông tin giá cước công khai trên trang thông tin điện tử của cảng vụ hàng hải, gửi đường dẫn đăng tải bảng giá về Cục Hàng hải VN để thực hiện kết nối trực tiếp với trang thông tin điện tử của Cục từ ngày 15/9.
Theo lãnh đạo Cục Hàng hải, tính đến thời điểm hiện tại, việc cập nhật giá cước này đã được các hãng tàu thực hiện tương đối nghiêm túc, song, số lượng các đại lý giao nhận/forwarder thực hiện vẫn tương đối ít.
“Từ ngày 1/10 tới đây, Cục Hàng hải sẽ đẩy mạnh kiểm tra việc niêm yết, cập nhật giá cước của các đại lý giao nhận và xử nghiêm những trường hợp cố tình không chấp hành yêu cầu của Bộ GTVT, giúp thị trường vận tải biển tại Việt Nam ngày càng minh bạch”, đại diện này cho hay.
Comments Off on Đến năm 2025: 80% hoạt động kiểm tra Hải quan sẽ thực hiện trên môi trường số
Trong Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu tới năm 2025, ngành Hải quan sẽ cơ bản hoàn thành hải quan số, 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan xử lý trên môi trường mạng, 80% hoạt động kiểm tra Hải quan thực hiện trên môi trường số.
Kế hoạch đến năm 2025, 80% hoạt động kiểm tra Hải quan sẽ thực hiện trên môi trường số
Bộ Tài chính vừa gửi lấy ý kiến các bộ, ngành về Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 – 2030 trước khi trình Thủ tướng xem xét phê duyệt.
Theo đó, kế hoạch đến năm 2025 sẽ cơ bản hoàn thành Hải quan số. Bên cạnh đó, sẽ hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan, hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng; 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.
Tới năm 2030, có 100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang điện tử, tiến tới số hóa. Tất cả cảng, cửa khẩu hải quan quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống giám sát hàng hoá tự động. Tất cả hàng hóa rủi ro chở bằng container được giám sát hải quan bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại. Phấn đấu mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên.
Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021 – 2030 đặt ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình hải quan thông minh.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đặt ra yêu cầu ngành hải quan nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan và thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Cải cách thủ tục hành chính hải quan theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới nhằm giảm thời gian, chi phí thực hiện thủ tục thông quan, giải phóng hàng.
Tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan; triển khai mô hình biên giới thông minh, hải quan xanh; cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu. Tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng.
Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan tập trung, tích hợp thông minh đảm bảo các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống, với nền tảng số, phù hợp với kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuẩn mực quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ những thành tựu khoa học, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đổi mới tổ chức bộ máy hải quan với cơ cấu gọn nhẹ, giảm đầu mối trung gian đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình hải quan thông minh và thực hiện nhiệm vụ đầu mối kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Đẩy mạnh công tác hợp tác và hội nhập quốc tế về hải quan toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của Hải quan Việt Nam trong cộng đồng hải quan thế giới; phát triển quan hệ hợp tác, đối tác giữa Hải quan với các bên liên quan tạo nền tảng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về Hải quan.
Điểm nổi bật trong Dự thảo chiến lược là đặt ra mục tiêu xây dựng tổ chức bộ máy hải quan 3 cấp, gồm cấp tổng cục, vùng và chi cục nhằm tinh gọn, giảm đầu mối trung gian, không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ hải quan tập trung thông minh.
Tổ chức hoạt động mỗi hải quan vùng chỉ 1 địa chỉ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan. Việc kiểm tra thực tế, giám sát hàng hóa, giám sát sản xuất và gia công hàng hóa của doanh nghiệp do chi cục hải quan cửa khẩu, hoặc chi cục hải quan địa bàn nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện…
Cùng đó, kiện toàn bộ máy làm kiểm định hải quan để triển khai mô hình kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu theo hướng cơ quan hải quan là đấu mối thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu.