Ngành logistics sẽ là tâm điểm thu hút dòng vốn

Các chuyên gia tại hội nghị Vietnam Future Market Summit 2016 đều dự đoán nhóm ngành logistics sẽ trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn trong thời gian tới. Mặc dù ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập nhưng ngành logistics vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng do nguồn cung kho bãi tăng và sự phát triển của kênh phân phối hiện đại.

Một cuộc khảo sát về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng mới đây cho thấy người Việt khá lạc quan về tương lai. Tuy nhiên, ngoài 3 lĩnh vực giáo dục, sức khỏe và sản phẩm chăm sóc gia đình thì mọi người vẫn giữ thói quen cân nhắc trong chi tiêu. Người tiêu dùng chi từ 10 – 12% thu nhập cho việc học hành của con cái, ngành dược phẩm năm nay tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và 50% người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm chăm sóc gia đình. Ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) hiện đang trở nên bão hòa với 2 – 3% tăng trưởng hằng năm.

Mối lo ngại và nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm khiến cho mọi người ít mua hàng từ các khu chợ mà chuyển dần sang những kênh phân phối hiện đại và chuỗi cửa hàng tiện lợi. Mô hình chuỗi cửa hàng tiện lợi đã tăng trưởng 300% trong năm qua.

Hoạt động khuyến mãi vẫn giữ vị trí quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của mọi người. Khảo sát ý kiến người tiêu dùng cho thấy trong kênh siêu thị, Saigon Co.op và Big C là hai hệ thống siêu thị có khuyến mãi hấp dẫn nhất, còn về phía cửa hàng tiện lợi thì VinMart và FamilyMart là hai hệ thống đứng đầu qua đánh giá của người tiêu dùng.

Theo ông Greg Ohan – Giám đốc Công ty CBRE thì nguồn cung kho bãi cho thuê tại TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đều đang tăng mạnh. Giá thuê trung bình ổn định ở mức 3 USD/m 2 . Số lượng kho bãi cũng đang có xu hướng tăng tại các khu vực đô thị loại 2 để đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử đang tăng cao. Số lượng các dự án nhà máy xây sẵn tập trung tại các tỉnh thành công nghiệp trọng điểm như Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An, Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng và giá thuê mặt bằng tại các khu vực này là khoảng 2,8 USD/m 2 .

Với TPP, ngoài các ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan như dệt may, da giày, thủy sản… các chuyên gia đều nhận định việc tham gia hiệp định này sẽ tạo ra một cơ hội bứt phá cho lĩnh vực logistics.

Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước dường như rất ít được hưởng lợi từ TPP vì một trong những nội dung chính của hiệp định này là quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Để đáp ứng được quy tắc này, các doanh nghiệp cần có lưu trữ giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa tối thiểu 5 năm, cùng với những giấy tờ khác và việc lưu trữ giấy tờ vốn được quản lý rất lỏng lẻo tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra các quy định tuân thủ về bảo vệ môi trường cũng là một thách thức lớn khi mà luật bảo vệ môi trường sẽ được siết chặt và những hành vi lạm dụng và không tuân thủ sẽ bị xử lý nặng theo luật định. Các doanh nghiệp quốc doanh cũng sẽ phải tuân thủ những quy định không phân biệt đối xử và những doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ phải tuân thủ luật bản quyền, sở hữu trí tuệ.

Các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo rằng môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, phải chủ động liên kết tạo thành chuỗi để tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề nguồn nhân lực cho logistics vẫn là một vấn đề lớn rất cần đến sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn.

 

Thực hiện thủ tục hải quan trên mọi phương tiện

Thực hiện thủ tục hải quan mọi lục- mọi nơi- trên mọi phương tiên là một trong những mục tiêu quan trọng về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 vừa được Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định 1018/QĐ-BTC.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, đại diện CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết: Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch này là đến năm 2020, hệ thống CNTT hải quan là hệ thống thông minh, xử lý tập trung trên nền tảng công nghệ hiện đại, có khả năng sẵn sàng cao trên cơ sở tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin của các bên liên quan.

Hoàn thiện nâng cao hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện thành công Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và DN hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Hải quan theo chuẩn mực quốc tế “Mọi lúc – Mọi nơi – Mọi phương tiện”, đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa XNK đạt mức trung bình của ASEAN-4 (thời gian của 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á).

Tổng cục Hải quan đặt ra 6 mục tiêu cụ thể để đạt được các kết quả tổng thể nêu trên.

Đáng chú ý là đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ người dân, DN theo hướng đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin, dịch vụ thuận lợi cho người dân, DN và các tổ chức; cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải; thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng toàn diện CNTT trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, trong đó tập trung mở rộng trong các lĩnh vực liên quan tới miễn, giảm, hoàn thuế, kết nối hệ thống với các cơ quan kinh doanh cảng, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, thủ tục quá cảnh, xử lý thông tin về hàng hóa và phương tiện vận tải qua đường biển, đường hàng không, đường bộ.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan tiếp tục iện đại hóa ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý nội bộ theo kế hoạch chung của Bộ Tài chính; đảm bảo 100% văn bản trao đổi giữa các đơn vị trong hệ thống Tổng cục Hải quan dưới dạng điện tử (trừ các văn bản mật); 80% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy)…

Theo báo Hải Quan.

 

Logistics Việt Nam cần trên 18 ngàn lao động

Đây là con số được Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics dự báo nguồn nhân lực đến năm 2019. Hiện có đến 53,5% doanh nghiệp (DN) logistics thiếu nguồn nhân lực.

Ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện nay, Việt Nam xếp thứ 48 toàn cầu và thứ 4 trong các nước ASEAN về chỉ số phát triển logistics. Việt Nam hoàn thành việc xác định 18 tuyến quốc tế đường bộ. Các cảng biển Việt Nam đã đầu tư, xây dựng quy mô lớn, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 100.000 tấn; có 70 đường bay quốc tế… rất có lợi thế để phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên, vấn đề nan giải hiện nay của ngành này là nguồn nhân lực vừa thiếu, vừa yếu.

Theo PGS.TS.Trịnh Thu Hương, Trưởng bộ môn Vận tải – Bảo hiểm, Đại học Ngoại thương, logistics đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của DN. Ứng dụng được logistics tốt sẽ giúp DN giảm chi phí nhân lực và thời gian làm việc, giúp giá thành sản phẩm giảm đáng kể, gia tăng khả năng cạnh tranh. “Thế nhưng, đến nay 53,5% DN trong ngành logistics vẫn đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đa phần, lao động của ngành này chưa được đào tạo bài bản, DN phải tốn thêm thời gian và chi phí để đào tạo lại, chưa kể đến tình trạng “chảy máu” nguồn nhân lực sang các DN đầu tư nước ngoài (FDI)”, bà Hương nói.

Sự khó khăn về nguồn nhân lực của các DN ngành này càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) và sắp tới là hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Lê Minh, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Kho vận Việt Nam (Vinalogistic), logistics và ngành xuất nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì thế, hệ thống công việc trong 2 ngành này có tới 127 vị trí có thể tuyển dụng nhân lực. “Nhân lực để làm việc tại Việt Nam có nhiều, nhưng nhân lực có chuyên môn, chứng chỉ quốc tế trong ngành logistics lại đang rất thiếu. 15 năm tới, ngành logistics tại Việt Nam vẫn lo thiếu nhân lực khi thị trường xuất nhập khẩu ngày càng mở rộng. Vì thế, đây là cơ hội để thu hút giới trẻ, nhưng các bạn cần phải định hướng sớm học gì, lấy chứng chỉ gì và tích lũy đủ kiến thức”, ông Minh đặt vấn đề.

Kết quả khảo sát cho thấy, thị phần của các DN logistics nội địa tăng trung bình khoảng 15 – 20% trong năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng trung bình từ 8 – 10% mỗi năm và khối lượng giao dịch ngày càng tăng, do đó, nhu cầu cho dịch vụ logistics như: Kho bãi, đóng gói, vận chuyển, giám định sẽ gia tăng tương ứng.

Các chuyên gia nhận định, sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực logistics tại Việt Nam sau khi gia nhập AEC hay TPP, tạo ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho các DN dịch vụ logistics của Việt Nam. Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, dự tính trong 5 năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 200 tỷ USD, đây sẽ là cơ hội để ngành logistics Việt Nam đón đầu sự phát triển.

Theo bà Bùi Thị Lệ Hằng, Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Logistics Hàng không ALS, lĩnh vực này chịu sự chi phối của nhiều tổ chức quốc tế nên người làm việc cần phải đạt được một số chứng chỉ nhất định do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp hoặc chứng chỉ hàng hóa cơ bản, an ninh hàng không…

Đây là những yêu cầu bắt buộc và là điều kiện cần để nhân lực ngành này tiến xa hơn. “Trong khi đó, tại Việt Nam, mới chỉ có một trường đại học có đào tạo bài bản về chuyên ngành logistics cho sinh viên, còn lại, logistics chỉ là môn học phụ. Chưa kể đến, việc đào tạo ở trường chỉ là học tập lý thuyết, còn thực tế khi vào nghề lại là chuyện hoàn toàn khác”, bà Hằng quan ngại.

Hiện, nhiều DN đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore… đã quan tâm trước, kịp thời đến mở văn phòng tại Việt Nam để đón đầu làn sóng đầu tư từ các DN của quốc gia của họ. Trong khi, đa phần DN logistics Việt Nam là DN vừa và nhỏ, việc kinh doanh vẫn là “gia công” cho các DN lớn nên tính chủ động bị hạn chế. Cộng với nhân lực yếu, đương nhiên nhiều DN vẫn phải đứng ngoài cuộc đua phát triển hoặc chấp nhận M&A (mua bán, sáp nhập) với các DN lớn.

Theo Báo Thanh tra

62.505 hồ sơ được giải quyết qua Cơ chế một cửa quốc gia

Theo Tổng cục Hải quan- Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), cập nhật đến trung tuần tháng 4, cả nước có 62.505 hồ sơ được giải quyết qua NSW.

Trong đó, lĩnh vực cảng biển có số lượng DN, thủ tục thực hiện nhiều nhất với 5.813 doanh nghiệp và tổng số 37.286 hồ sơ.

Đến nay, có 30 thủ tục hành chính của 8 bộ (chưa tính thủ tục trong lĩnh vực của Bộ Tài chính) thực hiện NSW.

Liên quan đến thực hiện NSW, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với cơ quan chức năng hoàn thiện dự thảo trình Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia”.

Ban hành Thông tư liên tịch số 64/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 25-4-2016 giữa Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện NSW đối với thủ tục thẩm định nội dung đồ chơi trẻ em nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đồng thời hoàn thành thẩm định dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện NSW với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đang lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Kế hoạch thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016-2020.

Đối với thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên về việc phê duyệt Nghị định thư về Khung pháp lý triển khai ASW.

Ngoài ra, các nước đang tiếp tục tiến hành thử nghiệm trao đổi dữ liệu và chuẩn bị sẵn sàng để triển khai chính thức NSW sau khi Nghị định thư về Khung pháp lý được phê duyệt.

Đến nay, đã có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore tiến hành kết nối kỹ thuật ASW.

Theo báo Hải Quan.

Hải quan Kuwait áp dụng công nghệ soi chiếu tia X qua hệ thống thông quan toàn cầu (GCS)

Tổng cục Hải quan Kuwait (KGAC) vừa cho biết Hải quan nước này sẽ áp dụng các thiết bị soi chiếu thông qua hệ thống thông quan toàn cầu (GCS), nhằm nâng cao mức độ an ninh và đẩy nhanh các hoạt động thương mại quốc tế tại các cảng khác nhau tại Kuwait.

Thiết bị mới này sẽ được nhập từ hãng Smiths Detection, một công ty hàng đầu trên thế giới về công nghệ phát hiện, sàng lọc các mối đe dọa trong lĩnh vực quân sự, giao thông, an ninh quốc gia và các ứng dụng phục hồi thông tin, thuộc sở hữu của Tập đoàn Smith, Vương quốc Anh.

Đây là một phần trong một loạt các chương trình hiện đại hóa hải quan mà hệ thống thông quan toàn cầu (GCS) đang áp dụng cho Tổng cục Hải quan Kuwait (KGAC) theo một hợp đồng có thời hạn 25 năm, có tên gọi là “Xây dựng, vận hành và chuyển giao” cho Tổng cục Hải quan Kuwait (KGAC). Hợp đồng này hiện đang được thực thi ở năm thứ 10.

Ông Khaled Al-Saif, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Kuwai (KGAC) nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn biết ơn sự hỗ trợ chiến lược cung cấp bởi hệ thống GCS trong chương trình hiện đại hóa hải quan. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn tăng cường hơn nữa các hoạt động an ninh, GCS đã làm việc với Hải quan Kuwait để xem xét tất cả các phương án khả thi. Và chúng tôi quyết định chọn Smiths Detection vì hãng này có thể cung cấp cho Hải quan Kuwait một giải pháp hoàn chỉnh cho nhiều yêu cầu mà chúng tôi đưa ra”.

Tiến sĩ Mohamed Ismail Al-Ansari, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của GCS cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được làm việc với hãng Smiths Detection trong việc áp dụng các thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất cho Hải quan Kuwait. GCS đã làm việc với Tổng cục Hải quan Kuwait (KGAC) trong 10 năm qua, với mục tiêu tiếp tục nâng cao mức độ an ninh tại tất cả các cổng nhập cảnh vào Kuwait.

Bây giờ, với thiết bị mới này, mục tiêu hàng đầu của Hải quan Kuwait chắc chắn sẽ là nâng cao khả năng đảm bảo an ninh và thúc đẩy hàng hóa di chuyển nhanh hơn tại tất cả các biên giới đất liền cũng như biển và sân bay tại Kuwait”.

Abdullah Al-Mesbah, Giám đốc điều hành của GCS cho biết: “Các thiết bị mới bao gồm 2 loại máy quét hàng hóa (di động và cố định bằng khung giàn) được áp dụng trên tất cả các cảng biển và đất liền, cùng với các thiết bị soi chiếu bằng tia X tại Sân bay quốc tế Kuwait và máy quét dành riêng cho xe ô tô dân sự tại biên giới đất liền của nước này. Tất cả các thiết bị này đều sử dụng công nghệ bảo mật mới nhất và lần đầu tiên được thực hiện trên phạm vi cả nước. Ông cũng cho biết thêm rằng, các thiết bị mới từ SDI cùng với máy quét tia X toàn thân đã được GCS cài đặt tại Sân bay quốc tế Kuwait và cảng Shuwaikh.

Paul Baker, Giám đốc điều hành của hãng Smiths Detection cho biết: “Kuwait là một thị trường trọng điểm của Smiths Detection và chúng tôi rất vui mừng khi đang cùng thiết lập nên một mối quan hệ chiến lược dài hạn với Tổng cục Hải quan Kuwait. Smiths Detection là một tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực phát triển các hệ thống kiểm tra an ninh, áp dụng công nghệ tiên tiến, được thiết kế để dễ dàng thích ứng với nhu cầu của người sử dụng trong khi có thể giúp các nhân viên hải quan tối ưu hóa hoạt động kiểm tra an ninh tại các cảng biển, sân bay và các cửa khẩu.

Các giải pháp mà Smiths Detection đưa ra sẽ được tích hợp trong các hệ thống vận chuyển hàng hóa, hành lý và sàng lọc xe, được triển khai trên khắp các cảng biển, biên giới và các sân bay tại Kuwait, nhằm giúp hải quan nước này đáp ứng các thách thức trong việc phát hiện một cách nhanh chóng và không làm chậm quá trình lưu thông của hàng hoá”.

Theo báo Hải Quan.

Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, ngành Hải quan đã cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.

Hiện nay hầu hết thủ tục hành chính được cung cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4- cấp độ cao nhất hiện nay ở nước ta. Với số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hiện nay, cơ quan Hải quan tạo nhiều thuận lợi cho DN được thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến thông quan hàng hóa; nộp thuế, phí, lệ phí; thủ tục với phương tiện vận tải đường biển bằng phương thức điện tử (qua mạng internet)…

Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) đã cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ DN trong quá trình thức hiện thủ tục hải quan, ví dụ tra cứu biểu thuế, mã số HS; tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật Hải quan…

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử các Cục Hải quan địa phương được kết nối với Cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, với số lượng nêu trên, Tổng cục Hải quan là một trong những bộ, ngành có số lượng thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 nhiều nhất hiện nay.

Một trong những khâu đột phá về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan năm 2016 và giai đoạn tới là nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, năm 2016, nâng cấp, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Hải quan để đảm bảo dịch vụ công của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Theo báo Hải Quan.

 

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong giám sát hàng chuyển phát nhanh

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các Cục Hải quan: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM hướng dẫn việc xác nhận hàng hóa XK, NK có giá trị thấp đã được thông quan đưa qua khu vực giám sát hải quan khi thực hiện Thông tư 191/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Theo đó, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể trách nhiệm của DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh và trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong việc giám sát hàng hóa.

DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 41 Luật Hải quan 2014. Chẳng hạn như: Các DN phải bố trí địa điểm lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan Hải quan; kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của DN với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan Hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khu vực cảng, kho, bãi; thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ… Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan Hải quan…

DN kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh căn cứ thông tin phản hồi từ hệ thống nộp một bản kê tờ khai hàng hóa XK, NK trị giá thấp đã được thông quan cho cơ quan Hải quan khi đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan.

Đồng thời, chịu trách nhiệm xác nhận thời điểm hàng qua khu vực giám sát hải quan trên hệ thống của DN và cung cấp cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.

Đối với cơ quan Hải quan, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Hải quan 2014 về trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong hoạt động giám sát hải quan.

Bên cạnh đó, CBCC hải quan thực hiện tiếp nhận bản kê tờ khai hàng hóa XK, NK trị giá thấp đã được thông quan do DN nộp để thực hiện việc giám sát hàng hóa (không thực hiện việc xác nhận trên bản kê).

Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của người khai hải quan, CBCC hải quan sẽ thực hiện kiểm tra.

Theo báo Hải Quan.

Hải quan cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến

Theo Tổng cục Hải quan, đến nay, ngành Hải quan đã cung cấp 181 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 167 dịch vụ liên quan đến thủ tục hành chính.

Hiện nay hầu hết thủ tục hành chính được cung cập dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4- cấp độ cao nhất hiện nay ở nước ta. Với số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hiện nay, cơ quan Hải quan tạo nhiều thuận lợi cho DN được thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến thông quan hàng hóa; nộp thuế, phí, lệ phí; thủ tục với phương tiện vận tải đường biển bằng phương thức điện tử (qua mạng internet)…

Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) đã cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ DN trong quá trình thức hiện thủ tục hải quan, ví dụ tra cứu biểu thuế, mã số HS; tư vấn, hỗ trợ chính sách pháp luật Hải quan…

Bên cạnh đó, trang thông tin điện tử các Cục Hải quan địa phương được kết nối với Cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố góp phần tích cực vào công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, với số lượng nêu trên, Tổng cục Hải quan là một trong những bộ, ngành có số lượng thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 nhiều nhất hiện nay.

Một trong những khâu đột phá về ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan năm 2016 và giai đoạn tới là nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến. Cụ thể, năm 2016, nâng cấp, xây dựng các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Hải quan để đảm bảo dịch vụ công của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 theo lộ trình của Bộ Tài chính.

Theo báo Hải Quan.

Từ tháng 4, hàng chuyển phát nhanh làm thủ tục theo thông tư mớ

Theo kế hoạch của Cục Hải quan Hà Nội, trong tháng 4-2016, các DN chuyển phát nhanh sẽ thực hiện thủ tục hải quan theo thông tư mới (Thông tư 191/2015/TT-BTC).

Trước đó, một số DN chuyển phát nhanh chưa hoàn thiện điều kiện hạ tầng, hệ thống phần mềm kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS, trong thời gian này, để không ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục hải quan của các DN, Tổng cục Hải quan hướng dẫn DN vẫn tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan cho hàng chuyển phát nhanh theo quy định tại Thông tư 100/2010/TT-BTC và Thông tư 36/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính cho đến khi có hướng dẫn mới.

Đối với Cục Hải quan Hà Nội, Tổng cục Hải quan yêu cầu làm việc cụ thể với các DN chuyển phát nhanh cập nhật kế hoạch triển khai Thông tư 191/2015/TT-BTC, khuyến khích các DN nhanh chóng tập trung tại khu vực sân bay và chuẩn bị phần mềm kết nối với Hệ thống VNACCS/VCIS để sẵn sàng thực hiện khi triển khai đầy đủ quy định tại Thông tư 191/2015/TT-BTC.

Theo Cục Hải quan Hà Nội, đầu tháng 3, đơn vị đã phối hợp với Tổng cục Hải quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết nối phần mềm với cơ quan Hải quan và khai báo thử đối với tờ khai trị giá thấp của DN chuyển phát nhanh. Kết quả DN đã thực hiện kết nối phần mềm với cơ quan Hải quan và khai báo thành công trên Hệ thống VNACCS/VCIS.

Chính vì vậy, dự kiến tháng 4, Cục Hải quan Hà Nội sẽ triển khai cho các DN chuyển phát nhanh trên địa bàn. Cụ thể Công ty DHL-VPNT triển khai ngày 4-4; Công ty TNT ngày 11-4; Công ty UPS ngày 18-4; Chi nhánh Công ty Hợp Nhất ngày 25-4; Công ty TM và DV Song Bình (FEDEX) ngày 27-4.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan Hà Nội cũng đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục tháo gỡ một số vướng mắc tồn tại như việc thông báo lệ phí của tờ khai MIC/MEC (khai báo NK đối với hàng chuyển phát nhanh), trong khi Bộ Tài chính đã thống nhất không thu lệ phí tờ khai MIC/MEC. Bên cạnh đó, hệ thống cũng chưa tự động trừ tiền thuế, lệ phí đối với hàng hóa XNK chịu thuế từ tài khoản tạm gửi của cơ quan Hải quan…

Theo baohaiquan.vn

Cấp chứng thư cho thủy sản XK theo NSW: Nước đến chân vẫn chưa muốn nhảy…

Từ 1-4, thủ tục “Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm trong Danh sách ưu tiên” và thủ tục “Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm ngoài Danh sách ưu tiên” chính thức được áp dụng thí điểm theo Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW).

Trước mắt chỉ áp dụng đối với các lô hàng XK sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc. Song nhiều DN chưa thực sự sẵn sàng cho việc triển khai này.

Thuận lợi với cách làm hiện tại

Thời gian tới, Nafiqad đề nghị Tổng cục Hải quan và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiếp tục phối hợp với Nafiqad hoàn thiện các biểu mẫu trên hệ thống để có thể thực hiện việc cấp chứng thư điện tử cho tất cả các lô hàng thủy sản XK sang các thị trường.

Công ty CP XNK Thủy sản Hợp Tấn chuyên XK bạch tuộc, mực sang thị trường Hàn Quốc với tần suất khoảng 15-20 lô hàng/tháng. Tương ứng với đó, mỗi tháng DN cần xin cấp 15-20 chứng thư đi kèm hàng XK. Theo đại diện Phòng Quản lý chất lượng của Công ty, hiện nay mỗi lần xin cấp chứng thư, DN chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ lên Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng IV, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, sau 1-2 ngày là nhận được chứng thư. Quá trình làm việc khá nhanh chóng, tiện lợi.
Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, bà Hồ Bảo Trân, nhân viên Phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH Hai thành viên 404 cho biết: DN này chuyên XK chả cá vào thị trường Hàn Quốc và cá tra vào thị trường EU, Trung Đông… Tương ứng với số lô hàng XK đi, trung bình mỗi tháng DN cần xin cấp khoảng 30 chứng thư. Nếu hồ sơ chính xác, đầy đủ, với lô hàng XK đi các thị trường gần, quãng đường ngắn như Hàn Quốc, DN sẽ được cấp sau 1-2 ngày kể từ khi nộp hồ sơ và với lô hàng XK đi các thị trường xa hơn như Trung Đông thì thời gian khoảng 2-3 ngày.

Đề cập tới vấn đề này, theo đại diện nhân viên thường xuyên làm thủ tục xin cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK của Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Âu Vững I (DN thường xuyên XK mặt hàng tôm đông lạnh sang nhiều thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, EU… với tần suất tháng cao điểm lên tới 30-40 lô hàng), thời gian từ khi nộp hồ sơ cho tới khi nhận chứng thư của Công ty chỉ trong vòng nửa ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ. “Hiện nay, khi xin cấp chứng thư, DN không đem nộp hồ sơ giấy trực tiếp mà chỉ cần scan hồ sơ gửi cho Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5, Nafiqad và chờ phản hồi. Nếu hồ sơ có sai sót, cần chỉnh sửa bổ sung, Trung tâm sẽ thông báo tới DN qua email để DN điều chỉnh. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, không sai sót gì, việc cấp chứng thư diễn ra khá nhanh chóng”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Mong được tập huấn thêm

Trên thực tế, từ cuối tháng 12-2015, khoảng trên 20 DN có tần suất XK, xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK lớn đã được cơ quan chức năng đào tạo tập huấn sử dụng phần mềm thử nghiệm NSW. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sát mốc áp dụng thí điểm, không ít DN vẫn cảm thấy khá băn khoăn, thậm chí DN còn muốn lùi lại sau ngày 1-4 để được tập huấn, chuẩn bị kỹ càng hơn. Theo bà Trân, sau lần tập huấn từ cuối tháng 12-2015, nhân viên của DN chỉ nắm được những yếu tố cơ bản. Hiện nay, DN mới hoàn thành đăng ký chữ ký số và tài khoản trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Dự kiến, nếu áp dụng thí điểm NSW từ ngày 1-4, DN sẽ rất lúng túng, không tránh được sai sót.

Đồng quan điểm này, đại diện Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Âu Vững I cho hay: Trên thực tế trong quá trình tập huấn, nhân viên tham gia cảm thấy còn nhiều vấn đề bất cập chưa tháo gỡ được. Điển hình như hệ thống phần mềm vẫn trục trặc, có thể dễ dàng xảy ra lỗi như khai báo không thành công, mạng bận không thể truy cập hệ thống… Đáng chú ý là, có những nội dung khi nhân viên của DN hỏi, ngay cả đại diện đơn vị viết phần mềm cũng không giải thích được thỏa đáng. Lý do có lẽ bởi người viết phần mềm chưa thực sự hiểu đầy đủ quy trình cũng như nội dung của việc cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK.

Ngoài ra, một trong những vấn đề khó giải quyết là mặc dù cùng XK hàng thủy sản sang một số thị trường như Trung Quốc hay Hàn Quốc, tuy nhiên trong quá trình xin cấp chứng thư, ngoài áp dụng theo mẫu chung, nhiều trường hợp khách hàng sẽ có những yêu cầu đặc thù với DN. Điển hình như có trường hợp hàng XK đi, song khách yêu cầu phải có thêm chứng nhận xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh, hóa học đi kèm. Đối với việc cấp chứng thư như hiện tại, DN muốn bổ sung khá đơn giản. Tuy nhiên, với cấp chứng thư điện tử do đã thiết kế theo mẫu chung, việc bổ sung rất khó khăn, thậm chí không thể giải quyết.

Hầu hết DN được phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn đều khẳng định về lâu dài, DN đánh giá cao những lợi ích mà NSW đem lại, song ở thời điểm hiện tại, DN chưa thực sự sẵn sàng áp dụng. DN mong muốn sẽ có thêm cơ hội được tập huấn, trao đổi trực tiếp với cơ quan chức năng về những khúc mắc còn tồn tại, trên cơ sở đó góp phần để hệ thống hoàn thiện hơn.

Theo đại diện Nafiqad, việc áp dụng NSW nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong việc giải quyết nhanh chóng hồ sơ thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục thông quan hàng hóa… Tuy nhiên đây là việc làm mới, trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai áp dụng, do vậy rất cần sự phối hợp tích cực từ phía DN và các đơn vị liên quan để từng bước hoàn thiện và thực hiện hiệu quả.

Theo báo Hải Quan.