Vận tải đường thủy nội địa phía Bắc – xu hướng tất yếu

Hệ thống vận tải đường thủy nội địa – một hình thức vận tải tiềm năng với chi phí thấp sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong thời gian tới, giải quyết ngay bài toán hỗ trợ vận tải đường bộ đang quá tải ở khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Thực trạng khó khăn của đường bộ

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), hiện nay có khoảng 99% sản lượng container (container hàng và container rỗng) đang được vận chuyển bằng đường bộ đi, về các cảng khu vực Hải phòng, Lạch Huyện từ các nhà máy, kho hàng tại các tỉnh, thành phía Bắc, mà trọng điểm là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…Kẹt xe trên Quốc lộ 5

Kẹt xe trên Quốc lộ 5

Trong khi đó, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong nước và trên thế giới, năm 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn ở mức cao, tăng 5.4% so với năm 2019; và 6 tháng đầu năm 2021, theo Tổng cục hải quan giá trị xuất nhập khẩu tăng trưởng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã và đang tạo ra áp lực ngày càng lớn lên hệ thống đường bộ khu vực phía Bắc với ba trục giao thông chính là Quốc lộ 5, quốc lộ 5B và quốc lộ 18 kết nối khu vực công nghiệp trọng điểm với các cảng biển tại Hải Phòng, dẫn đến tình trạng quá tải, ùn tắc và tai nạn giao thông thường xuyên xảy ra, chi phí logistics tăng cao cho doanh nghiệp và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Đặc biệt trong thời gian vừa qua, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát với tâm dịch ở Hải Dương (đợt dịch thứ 3) và Bắc Ninh, Bắc Giang (đợt dịch thứ 4), việc các địa phương tăng cường kiểm soát chặt chẽ xe, người di chuyển ra vào địa phương mình đã tạo ra sự thiếu hụt về năng lực vận tải đường bộ, gây ắch tắc hàng hoá xuất nhập khẩu và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Đường thủy nội địa và giải pháp

Trọng trách này được lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tin tưởng và giao nhiệm vụ cho Cục Đường thuỷ Nội địa Việt Nam (ĐTNĐ) nghiên cứu giải pháp, cơ chế thúc đẩy dịch vụ vận tải thủy kết nối các khu vực kinh tế trong điểm với các cảng biển Khu vực Hải Phòng.Tuyến luồng kết nối Bắc Ninh - Hải Phòng

Tuyến luồng kết nối Bắc Ninh – Hải Phòng

Cục ĐTNĐ đã tích cực xúc tiến các chương trình làm việc, các chuyển khảo sát thực tế để cùng với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác cảng và vận tải sà lan container tìm giải pháp tháo gỡ và đã lựa chọn đẩy mạnh triển khai tuyến đường thuỷ nội địa kết nối từ các cảng khu vực Hải Phòng qua các sông gồm: sông Cấm – sông Kinh Thầy – sông Đuống.Sà lan Bắc kỳ từ Bắc Ninh hải hành trên sông Cấm về cảng Tân Cảng - HICT

Sà lan Bắc kỳ từ Bắc Ninh hải hành trên sông Cấm về cảng Tân Cảng – HICT

Hiện nay Công ty Bắc Kỳ đang khai thác sà lan với sức chở 2.000 DWT (tương đương 120 TEUs) lên đến cảng Tri Phương (Tiên Du, Bắc Ninh), hay Công ty Vận tải Thuỷ Tân Cảng (thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn) đang khai thác sà lan loại 1.500 DWT (tương đương 72 TEUs) lên đến ICD Tân Cảng – Quế Võ (Quế Võ, Bắc Ninh) và cảng Dabaco Tân Chi (Tiên Du, Bắc Ninh). Cũng theo kết quả khảo sát đo thực tế của ICD Tân Cảng – Quế Võ (TCT Tân Cảng Sài Gòn) thì tuyến luồng từ ICD Tân Cảng – Quế Võ (ICD TCQV) đi các cảng khu vực Hải Phòng có thể vận hành được sà lan lên đến 3.000 DWT, tương đương với sức chở 160 teu quanh năm, không phụ thuộc vào điều kiện thuỷ văn theo mùa.Sà lan Tân Cảng 18 chuẩn bị cập bến ICD Tân Cảng - Quế Võ (Sông Đuống)

Sà lan Tân Cảng 18 chuẩn bị cập bến ICD Tân Cảng – Quế Võ (Sông Đuống)

Phát huy năng lực và lợi thế của nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam

Tận dụng lợi thế tự nhiên về luồng lạch, lợi thế về kết nối giao thông đường bộ (kết nối trực tiếp với quốc lộ 18 và 17), đón đầu xu hướng chuyển dịch sang sử dụng các giải pháp logistics xanh, thân thiện với môi trường và xu hướng cắt giảm chi phí logistics của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, từ cuối năm 2018 Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã cùng với doanh nghiệp địa phương tiến hành đầu tư Cảng cạn Tân Cảng – Quế Võ trên địa bàn huyện Quế Võ, Bắc Ninh với quy mô ban đầu gần 10ha bãi chứa container và 5 bến có thể đón sà lan lên đến 3.000 DWT (tương đương 160 teu), với năng lực thông qua đạt 700.000 TEUs/năm. Cảng cạn TCQV được trang bị hệ thống trang thiết bị, công nghệ điều hành và khai thác đồng bộ, hiện đại, là địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu với đầy đủ chức năng như: dịch vụ depot conrtainer rỗng, dịch vụ M&R; dịch vụ vận chuyển, xếp dỡ sà lan, dịch vụ nâng hạ bãi; dịch vụ hải quan, soi chiếu, kiểm hoá; dịch vụ cảng đích…Một góc của ICD Tân Cảng - Quế Võ

Một góc của ICD Tân Cảng – Quế Võ

Cảng cạn Tân Cảng – Quế Võ hứa hẹn sẽ là điểm tập kết container (cả hàng và rỗng), điểm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, cho các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh thành trong khu vực, đặc biệt là Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, những tỉnh có chung cục hải quan.

Giá trị khách hàng và phát triển bền vững

Hoạt động của cảng cạn Tân Cảng – Quế Võ và các cảng sông khác như Tri Phương, Dabaco sẽ gắn liền với hoạt động vận chuyển container bằng sà lan trên tuyến đường thủy nội địa sông Cấm – sông Kinh Thầy – sông Đuống. Với lợi thế về kết nối giao thông thuận lợi cả đường thuỷ và đường bộ, sự kết hợp này đảm bảo đem lại cho các doanh nghiệp trong khu vực giải pháp logistics ổn định, bền vững, thân thiện với môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, với việc sử dụng dịch vụ sà lan và làm thủ thụ thông quan, giao nhận hàng hoá tại cảng sông gần nhà máy còn giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất do thời gian giao nhận ngắn hơn và giảm thiểu rủi ro đối với hàng hóa.Lợi ích tối ưu phương thức vận tải đường thủy

Lợi ích tối ưu phương thức vận tải đường thủy

Đặc biệt với năng lực vận tải lớn và những chính sách ưu đãi hợp lý, vận chuyển sà lan sẽ đem lại cho khách hàng lựa chọn hoàn hảo để từng bước cắt giảm chi phí logistic. Theo tính toán của các doanh nghiệp trong ngành, việc sử dụng dịch vụ sà lan trước mắt có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ít nhất 10% chi phí logistics so với đường bộ hiện nay, đây là con số ấn tượng trong bối cảnh hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì đại dịch và càng ấn tượng hơn đối với các doanh nghiệp có sản lượng vận chuyển lớn như Canon, Samsung, Vina Solar, Nitori, Ikea, Foxconn… Ngoài ra còn các chính sách khác như phí nâng hạ container thấp hơn khu vực Hải Phòng, miễn phí hoàn toàn phí lưu bãi… được các doanh nghiệp áp dụng để thu hút khách hàng.Tân Cảng - Quế Võ, cảng cạn tại tỉnh Bắc Ninh

Tân Cảng – Quế Võ, cảng cạn tại tỉnh Bắc Ninh

Tuy nhiên, để Cảng cạn Tân Cảng – Quế Võ nói riêng và các cảng trên tuyến đường thủy nội địa sông Cấm – sông Kinh Thầy – sông Đuống hoàn thành sứ mệnh hỗ trợ và giảm tải cho các tuyến giao thông đường bộ thì bên cạnh nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kinh doanh vận tải và nỗ lực thúc đẩy của Cục Đường thuỷ Nội địa Việt Nam, rất cần sự chung tay góp sức, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các Bộ, Ngành, từ Trung ương đến các địa phương trong việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của lĩnh vực này phát triển, thúc đẩy công tác truyền thông ở cấp trung ương; tháo gỡ các điểm nghẽn cả về hạ tầng lẫn cơ chế, chính sách; có chế tài để địa phương miễn phí sử dụng hạ tầng cảng biển tại Hải Phòng nhằm tạo sự khác biệt đủ lớn về chi phí giữa vận tải bộ truyền thống hiện nay và vận tải sà lan (vì thực tế phương thức vận chuyển bằng sà lan không sử dụng hạ tầng do địa phương đầu tư); và cuối cùng là tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, với môi trường và với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực trong việc thay đổi thói quen sử dụng từ dịch vụ đường bộ như hiện nay sang dịch vụ đường thủy.

Theo kế hoạch, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ công bố và đưa Cảng cạn Tân Cảng – Quế Võ vào hoạt động chính thức với đầy đủ chức năng vào dịp quốc khánh 02/9/2021. Hiện nay việc xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản đã hoàn thiện, TCSG đang làm thủ tục đề nghị công bố cảng cạn (Cục Hàng hải Việt Nam và Bộ Giao thông) và để nghị thành lập địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu trong nội địa (Tổng cục Hải quan và Bộ Công thương). Việc đưa Cảng cạn Tân Cảng – Quế Võ vào hoạt động sẽ là một bước đột phá trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hỗ trợ cho vận tải đường bộ đang quá tải ở khu vực phía Bắc hiện nay mà Chính phủ và Bộ Giao thông đang giao Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam chủ trì triển khai.

Theo Vietnam Logistics review.

Sản lượng hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò ước đạt 2,35 triệu tấn

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế vì dịch bệnh Covid – 19, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Cửa Lò 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 2,350 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ.Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cửa Lò - Ảnh: Ngọc Anh

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cửa Lò – Ảnh: Ngọc Anh

Trong số này, hàng container ước đạt hơn 130.000 tấn, tăng 13%; hàng đá đạt 44.500 tấn, tăng 54%; hàng quặng sắt đạt 50.189 tấn, gấp 12 lần; hàng phân bón các loại đạt 45.245 tấn, tăng 139% so với cùng kỳ năm 2020.

Đại diện xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò cho biết: Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng 6 tháng đầu năm dự kiến đạt 2,350 triệu tấn, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các cảng trong khu vực, xí nghiệp quan tâm đến việc mở rộng thị trường và cơ bản thực hiện tốt các hợp đồng đã ký với khách hàng, đồng thời nâng cấp trang thiết bị phục vụ bốc xếp,…

Tuy nhiên, bên cạnh một số mặt hàng có tỷ trọng tăng trưởng ổn định thì trong một số mặt hàng như: Hàng gỗ dăm, đá, thức ăn gia súc… đều giảm. Hàng đá trắng tháng 5/2021 đạt 35.313 tấn (giảm 3,59%); thức ăn gia súc đạt 13.708 tấn (giảm 28,38% so với cùng kỳ năm 2020); gỗ dăm đạt 35.790 tấn (giảm 29,05% so với cùng kỳ năm 2020).

Theo một số doanh nghiệp thì lý do là trong thời gian qua, các doanh nghiệp nguyên liệu giấy gặp khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu đầu vào; Một số nguồn cung cấp nguyên liệu nay đã chuyển hướng sang cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy làm gỗ bóc. Thêm nữa, thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên mất thời gian làm thủ tục, chi phí phát sinh… Ngoài ra, sản lượng hàng hóa đi bằng đường biển còn ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chỗ trên tàu và thiếu container rỗng, khiến việc xuất nhập hàng bị chậm lại.

Theo Vietnam Logistics Review

Bộ Công Thương nói gì khi nhập siêu trở lại?

Làm rõ nguyên nhân dẫn đến cán cân thương mại nghiêng về hướng nhập siêu sau 5 tháng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, các mặt hàng nhập khẩu nhiều trong 5 tháng qua chủ yếu là linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu trong ngành da giày, dệt may… Đây cũng là các lĩnh vực sản xuất đang có sự phục hồi nhanh chóng khi các thị trường nhập khẩu phục hồi.

Nhập siêu chưa đáng lo

Theo Bộ Công Thương, hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 5/2021 mặc dù chịu sự tác động bởi làn sóng thứ tư của dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến hoạt động xuất khẩu của của một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì đà tăng cao, đạt 262,73 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2021 đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,3% so với tháng trước, tăng 36,6% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 131,13 tỷ USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về nhập khẩu, tháng 5/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 28,3 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 57,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 131,6 tỷ USD, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tháng 5/2021 cả nước nhập siêu 2,07 tỷ USD. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn kim ngạch xuất khẩu khiến cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng đầu năm 2021 nhập siêu 473 triệu USD (cùng kỳ xuất siêu 3,87 tỷ USD).

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương diễn ra chiều 17/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lý giải, các mặt hàng nhập khẩu nhiều trong 5 tháng qua chủ yếu là linh kiện điện tử, nguyên phụ liệu trong ngành da giày, dệt may… Đây cũng là các lĩnh vực sản xuất đang có sự phục hồi nhanh chóng khi các thị trường nhập khẩu phục hồi.

“Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày hiện đã có đơn hàng tới hết quý III, thậm chí quý IV năm nay… nên nhập khẩu tăng là tất yếu” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.

Với nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu nhóm trong 5 tháng đầu năm đạt gần 8,5 tỷ USD, chiếm gần 4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Do vậy, cán cân thương mại thâm hụt không phải do gia tăng nhập khẩu các mặt hàng không được khuyến khích.

Năm 2021, mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4-5% so với 2020. Thường những tháng cuối năm kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sẽ tăng, nên cán cân thương mại hàng hoá có thể sẽ cân bằng lại vào những tháng tới. Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Nhập siêu trở lại trong tháng 5 là không đáng quan ngại và không có gì bất thường, bởi nhập siêu chủ yếu do các doanh nghiệp tăng nhập khẩu nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất, tới 90%”.

Tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường

Dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi mà các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định: CPTPP, EVFTA, UKFTA…tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, ở các nước Mỹ và châu Âu đang dỡ bỏ dần hoặc hoàn toàn lệnh phong tỏa khi đã tiêm đủ số lượng vắc xin, cầu hàng hóa trên thị trường thế giới đang hồi phục trở lại, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản và công nghiệp tiêu dùng có thế mạnh.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 4 ở nhiều tỉnh, thành phố như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội,… là những địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu của cả nước. Trên thế giới, châu Á tiếp tục là tâm điểm với số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng nhanh chóng, khiến nhiều quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia hay Thái Lan phải áp đặt phong tỏa và thắt chặt các biện pháp kiểm soát nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khả năng thích ứng để vượt qua khó khăn, chủ động chuyển hướng để nắm bắt hiệu quả những cơ hội từ bối cảnh mới.

Trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thị trường nhập khẩu, nhất là nhóm hàng không khuyến khích, hạn chế nhập khẩu để có biện pháp kiểm soát kịp thời, cân bằng trở lại cán cân thương mại.

Bộ Công Thương cũng đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cam kết từ các hiệp định FTA, xúc tiến tìm kiếm thị trường xuất khẩu và tháo gỡ các rào cản thâm nhập thị trường mới.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đang xây dựng Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2021-2030, sẽ trình Chính phủ xem xét và ban hành trong thời gian tới.

Theo Báo Công Thương

Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên “bay” sang châu Âu

Chiều 7/6, Công ty Cổ phần Pacific Foods đã chính thức xuất khẩu lô vải thiều Thanh Hà, Hải Dương, đầu tiên sang châu Âu bằng đường hàng không và “cập bến” cộng hoà Séc…

Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên xuất sang châu Âu

Lô vải thiều Thanh Hà đầu tiên xuất sang châu Âu

Trong tuần tới, tiếp theo sẽ là lô vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang cũng lên đường chinh phục cộng đồng 27 quốc gia khó tính này.

Tổng giám đốc Pacific Foods Chung Trí Phong cho biết việc xuất khẩu thành công vải thiều Thanh Hà của Hải Dương và Lục Ngạn tại Bắc Giang theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP… vào EU đã khẳng định trái vải thiều Việt Nam luôn được khách hàng thế giới ưa chuộng. Và điều này cũng chứng minh, các doanh nghiệp trong nước ngày càng đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính.

Để có được kết quả tích cực này, Pacific Foods mất 3 năm tìm hiểu và đàm phán các thủ tục, điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu vải sang EU. Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ xuất khẩu sang EU phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lí sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát.

“Chúng tôi cũng liên kết với nhiều đối tác, đầu tư máy móc sơ chế, bảo quản trái vải, nhờ vậy trái vải được người tiêu dùng tại châu Âu ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon và an toàn”, ông Phong cho biết.

Đại diện Pacific Foods cho biết thêm, sau quả vải sẽ là mít, thanh long, gạo sẽ được đơn vị này xúc tiến xuất khẩu sang EU

Đại diện Pacific Foods cho biết thêm, sau quả vải sẽ là mít, thanh long, gạo sẽ được đơn vị này xúc tiến xuất khẩu sang EU

Vui mừng trước sự kiện này, ông Lê Bá Linh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Facific Foods chia sẻ: muốn hàng nông sản Việt Nam vươn đi các nước, đầu tiên phải tuân thủ chất lượng sản phẩm, không dùng phân bón hoá học, trồng theo tiêu chuẩn Global GAP, VietGAP và Organic. Điều này đồng nghĩa với việc phục vụ thị trường trong nước cũng vậy. Người dân trong nước có quyền được hưởng lợi từ những sản phẩm tốt nhất, chất lượng cao không có dư lượng thuốc kháng sinh.

Đại diện Pacific Foods cho biết thêm, sau quả vải sẽ là mít, thanh long, gạo sẽ được đơn vị này xúc tiến xuất khẩu sang EU.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, cho rằng: mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng Bộ Công Thương đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ ngay từ niên vụ 2021 để tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và đặc biệt là xuất khẩu.

Hiện hàng chục tấn vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đã có mặt trên kệ hàng tại các chuỗi siêu thị Nhật Bản, Singapore và tiếp tới là thị trường các nước EU.

EU là thị trường xuất khẩu thứ tư của rau, quả Việt Nam. Với nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đang tiếp sức, tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…

Tỉnh Hải Dương hiện có hơn 9.000 ha vải thiều. Trong đó huyện Thanh Hà có hơn 3.300 ha, Chí Linh có hơn 3.500 ha với tổng sản lượng khoảng 55 nghìn tấn. Tỉnh hiện có 45 vùng vải với tổng diện tích 450 ha trồng theo tiêu chuẩn Global GAP; 6.300 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay đã có 1.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP, Global GAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu.

Năm 2021, tỉnh Bắc Giang có diện tích vải thiều dự kiến đạt khoảng 28.100 ha, sản lượng dự kiến đạt 180.000 tấn. Trong đó, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh dự kiến trên 15.200 ha, theo tiêu chuẩn Global GAP là 82 ha. Vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia.. có diện tích 218 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn. Vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản là 219 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn.

Theo Vneconomy

Tạo điều kiện thuận lợi cho thông quan nông sản qua cửa khẩu biên giới

Bộ Công Thương vừa có công văn yêu cầu UBND các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu qua biên giới theo hình thức chính ngạch.Tạo điều kiện tối đa cho hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới

Tạo điều kiện tối đa cho hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ nông sản. Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 ngày 24 tháng 5 năm 2021, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “kép”, vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng nông sản qua biên giới khi đến thời điểm thu hoạch chính vụ nói chung và quả vải nói riêng, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 2926/BCT-XNK về việc xuất khẩu nông sản qua biên giới.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu UBND các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn thực hiện luồng xanh đối với quả vải xuất khẩu đủ tiêu chuẩn, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu qua biên giới theo hình thức chính ngạch. Bên cạnh đó, tăng cường trao đổi với Chính quyền phía Bạn để tạo điều kiện thuận lợi và tăng thời gian thông quan đối với các loại nông sản đến thời điểm thu hoạch, đặc biệt là đối với quả vải đến thời điểm thu hoạch chính vụ. Tiếp tục cập nhật, đưa tin thường xuyên về diễn biến giao nhận, thông quan hàng hóa tại cửa khẩu và các vấn đề liên quan; kịp thời trao đổi, phản ánh với Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành liên quan những vấn đề phát sinh để cùng phối hợp xử lý.

Đối với UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có nông sản xuất khẩu qua biên giới, Bộ Công Thương đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thường xuyên cập nhật thông tin, tình hình từ các tỉnh biên giới phía Bắc để chủ động cân nhắc, điều chỉnh nhịp độ đưa hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, khuyến cáo các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn các nội dung sau: Thường xuyên cập nhật diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc để chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác; Chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch; Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.

Tiếp tục theo dõi sát sao, cập nhật tình hình xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới để kịp thời trao đổi với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan cùng phối hợp xử lý những vấn đề phát sinh.

Theo: Báo Công Thương

Sửa đổi chính sách để tiếp cận mô hình hải quan thông minh

Tiếp cận mô hình hải quan thông minh, hải quan số gắn với triển khai Đề án tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin tổng thể ngành Hải quan và khung Chiến lược phát triển hải quan, đây là mục tiêu khi Tổng cục Hải quan xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Yêu cầu từ thực tiễn

Trước những thực tế quá trình triển khai, cũng như định hướng mới trong việc phát triển Hải quan Việt Nam giai đoạn mới, theo Tổng cục Hải quan việc sửa đổi Nghị định là cần thiết.

Đánh giá về quá trình triển khai Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan cho biết qua thời gian thực hiện, Nghị định đã góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, nâng cao hiệu quả của hoạt động hải quan và đảm bảo quản lý nhà nước về hải quan.

Tuy nhiên, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP đã bộc lộ một số vướng mắc, không còn phù hợp với thực tế công tác quản lý hiện nay hoặc chồng chéo với các quy định mới được ban hành. Đặc biệt, hiện nay, thực hiện Quyết định số 97/QĐ-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thực hiện Hải quan số, Tổng cục Hải quan đang xây dựng mô hình quản lý hải quan thông minh, hải quan số gắn với triển khai Đề án tái thiết kế hệ thống CNTT tổng thể ngành Hải quan và khung Chiến lược phát triển hải quan trên cơ sở quản lý tập trung, ứng dụng những thành tựu công nghệ mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, tạo thuận lợi thương mại, khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu hải quan với các bên liên quan. Do vậy, việc tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục

Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nghị định nhằm thống nhất các nội dung trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như Luật Quản lý thuế; Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ Quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế và dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Việc sửa đổi nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính, đảm bảo tính minh bạch trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải. Sửa đổi, bổ sung để phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến lĩnh vực hải quan.

Đặc biệt, sửa đổi, bổ sung quy định để tiếp cận mô hình hải quan thông minh, hải quan số gắn với triển khai Đề án tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin tổng thể ngành Hải quan và khung Chiến lược phát triển hải quan trên cơ sở quản lý tập trung, ứng dụng thành tựu công nghệ mới, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, tạo thuận lợi thương mại, khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ, trao đổi dữ liệu hải quan với các bên liên quan.

Mô hình quản lý hải quan thông minh được tích hợp dựa trên các hệ thống nghiệp vụ hiện có, kết hợp với ứng dụng các công nghệ tiên tiến của Cách mạng công nghiệp 4.0 để phục vụ cho công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, quản lý dữ liệu, tự động phân tích dữ liệu, hình ảnh và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng. Do vậy, Nghị định sẽ quy định các nguyên tắc đảm bảo có giá trị thực hiện khi Hệ thống quản lý hải quan thông minh đưa vào vận hành, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện được khi chưa có hệ thống này như: quy định về số hóa các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; thông báo kết quả phân luồng sau khi hàng đến cửa khẩu; tự động thông quan sau khi có kết quả kiểm tra chuyên ngành cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, việc sử dụng hình ảnh máy soi container, chặn khai trùng thông tin vận đơn…

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định về hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa; tờ khai giấy… tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP nhằm cải cách, tạo thuận lợi thương mại. Về kiểm tra chuyên ngành cơ quan Hải quan tiến hành rà soát các quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo không chồng chéo với Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ và dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra nhiều vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tế cũng được nghiên cứu sửa đổi như về vấn đề quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; thủ tục hải quan đối với hàng quá cảnh; địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa TNTX để phục vụ công việc trong thời gian nhất định (gồm trường hợp để thi đấu thể thao); nhóm vấn đề liên quan đến chính sách thuế; nhóm vấn đề cần bổ sung mới theo quy định tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP; nhóm nội dung liên quan đến trị giá hải quan…

Theo Báo Hải quan

Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản

Theo thống kê của Sở Công Thương, 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nhóm hàng nông sản thực phẩm đạt 4,3 triệu USD, tăng 19% so cùng kỳ; nhóm hàng thủy sản 21,3 triệu USD, tăng 10,4% so cùng kỳ. Nông sản Thanh Hóa trên đường xuất ngoại (ảnh minh họa)

Nông sản Thanh Hóa trên đường xuất ngoại (ảnh minh họa)

Sự tăng trưởng này vừa có nguyên nhân do sự đình trệ xuất khẩu các nông sản trong quý 1/2020 khi dịch bệnh bùng phát khiến các doanh nghiệp lúng túng. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu đánh giá sự ổn định trong xuất khẩu nông sản trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 vẫn còn tiếp diễn, các cửa khẩu biên giới chưa được thông thương một cách toàn diện.

Đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý xuất nhập khẩu, Sở Công Thương, cho biết: Để tháo gỡ mọi khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị đã hỗ trợ doanh nghiệp triển khai nhanh chóng các văn bản, khuyến cáo của Bộ Công Thương cũng như các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để chủ động điều tiết nhịp độ đưa hàng lên biên giới, tránh hiện tượng ùn ứ, ách tắc. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, tìm kiếm thị trường mới, mở rộng xuất khẩu hàng hóa chính ngạch.

Cũng theo đánh giá, phân tích của Phòng Quản lý xuất nhập khẩu, hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh đã đủ sức cạnh tranh và có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, các nước EU… Với sự đa dạng về khí hậu, địa hình, các mặt hàng nông sản, thực phẩm xuất khẩu trong tỉnh hiện có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng hơn nữa.

Tuy nhiên, theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu, vùng nông sản trên địa bàn tỉnh đa số là nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng không đồng đều. Mặt khác, sản xuất không theo quy hoạch nên việc quản lý và đầu tư phát triển hạ tầng là rất khó khăn; bố trí mùa vụ sản xuất không tập trung nên dễ xảy ra tình trạng nguồn cung thay đổi gây nên khủng hoảng thừa hoặc thiếu cục bộ, ngăn cản quá trình áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và quản lý dịch bệnh.

Do đó, để tăng sức cạnh tranh, hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu nông sản, tỉnh Thanh Hóa đang định hướng tổ chức sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường và bảo đảm các quy trình sản xuất an toàn để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp triển khai tới vùng sản xuất các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng, cơ sở đóng gói,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với phía đối tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan tại biên giới. Về lâu dài, chỉ đạo, định hướng người dân, các cơ sở sản xuất nhận thức rõ hơn việc tổ chức sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường và bảo đảm các quy trình sản xuất theo chuẩn VietGAP, sản xuất an toàn để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản. Mặt khác, tăng cường các giải pháp kỹ thuật thâm canh để giảm chi phí, nhất là ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản để “chinh phục” được các thị trường khó tính nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cũng như tăng giá trị và hiệu quả sản xuất.

Theo Vietnam Logistics Review

Logistics Việt Nam sau 10 năm triển khai Quyết định 175/QĐ-TTg

Ngày 27/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 175/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, trong đó có đề cập đến các định hướng và mục tiêu cơ bản phát triển dịch vụ logistics và dịch vụ vận tải đến năm 2020. Sau 10 năm triển khai, ngành logistics Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ bản.

Thành tựu đạt được

Dựa vào các chỉ số theo chiến lược

Các chỉ tiêu cụ thể mà Chiến lược đặt ra và thực tế phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong 10 năm qua (2011 -2020) được thể hiện như bảng dưới đây:Chiến lược đặt ra và thực tế phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong 10 năm (2011 - 2020)

Chiến lược đặt ra và thực tế phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong 10 năm (2011 – 2020)

Qua bảng trên có thể thấy sự phát triển dịch vụ logistics giai đoạn 10 năm qua mới chỉ đạt được ở chỉ số về tỷ lệ thuê ngoài logistics.

Bên cạnh đó, kết quả phát triển cơ sở hạ tầng logistics tương đối khả quan. Hệ thống đường bộ gia tăng về số lượng và chất lượng. Cơ sở hạ tầng cảng biển và sân bay được đầu tư ngày càng hiện đại. Cơ sở hạ tầng vận tải đường sắt và đường thủy có những bước tiến nhưng chậm. Việc kết nối các phương thức vận tải tại các điểm nút (cảng biển, sân bay, ga, trung tâm logistics,…) còn rất hạn chế.

Phát triển doanh nghiệp dịch vụ logistics

Trong giai đoạn (2012 – 2020), tốc độ tăng trưởng bình quân năm về số lượng doanh nghiệp logistics đạt khoảng 47%/năm. Đến nay, thị trường logistics Việt Nam đang thu hút khoảng 30.000 doanh nghiệp (bao gồm lĩnh vực vận tải, kho bãi, bưu chính, chuyển phát). Trong đó, chủ yếu là doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống (59,02%); tiếp đó là doanh nghiệp kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (33,26%); còn lại là doanh nghiệp vận tải đường thủy (5,27%), vận tải hàng không (0,02%) và doanh nghiệp bưu chính chuyển phát (2,34%).

Theo công ty nghiên cứu Orbis Research, về bản chất, hầu hết doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp dịch vụ logistics giá trị gia tăng thấp, 90% có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng, chỉ khoảng 5% có số vốn trong khoảng 10 – 20 tỷ đồng, còn lại là hơn 20 tỷ đồng. Các doanh nghiệp logistics phục vụ thương mại điện tử xuất hiện ngày càng nhiều. Các phương án vận tải (kết hợp nhiều phương thức vận tải) hay phương án logistics trọn gói cũng được một số doanh nghiệp logistics đưa ra, tuy nhiên phần kết nối các phương thức vận tải nhằm giảm chi phí vẫn còn là vấn đề.

Năng lực của ngành dịch vụ logistics

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, điểm LPI của Việt Nam, năm 2010 ở mức 2,96 điểm, đạt cao hơn bình quân của toàn cầu (khoảng 2,87 điểm), đến năm 2018 đạt 3,27 điểm, nhưng lại thấp hơn bình quân toàn cầu (2,87 điểm). Về thứ hạng LPI, Việt Nam đạt thứ hạng 53 năm 2010, lên 39 năm 2018, tăng 14 bậc sau 8 năm và có thứ hạng đứng đầu trong các thị trường mới nổi và xếp hạng cao nhất trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp.

Pháp luật và chính sách phát triển

Logistics là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều bên nên quy định pháp luật và chính sách cũng hết sức phức tạp.

Giai đoạn 2021 – 2030, dự kiến ngành dịch vụ logistics sẽ thay đổi rất nhiều và nhanh do việc áp dụng công nghệ thông tin. Điều này đòi hỏi ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần phải có chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp trong bối cảnh mới, từ đó phát triển bền vững, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Giai đoạn vừa qua, các quy định về phát triển dịch vụ logistics dần được hoàn thiện, từ Luật Thương mại 2005, đến Nghị định 163 (thay thế Nghị định 140). Nhìn chung, hệ thống pháp luật Việt Nam về phát triển dịch vụ logistics cơ bản là đầy đủ, phù hợp với pháp luật, các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế. Từ tháng 6/2019, với việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ về phát triển dịch vụ logistics của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, về cơ bản đã khắc phục được các nhược điểm về việc thiếu một cơ quan đầu mối tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vẫn còn những quy định về điều kiện kinh doanh logistics với các quy định về điều kiện kinh doanh chuyên ngành logistics vẫn còn có những điểm chưa thống nhất, cần được nghiên cứu sửa đổi nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Cụ thể như cần thống nhất về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics giữa Nghị định 163 và điều kiện kinh doanh các dịch vụ vận tải, ví dụ như vận tải biển, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh các dịch vụ này.

Logistics được công nhận là một ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (mã ngành 52292), tuy chưa thực sự hợp lý, nhưng cũng chứng tỏ sự phát triển của ngành này đã thu hút được sự quan tâm của Chính phủ. Chính sách phát triển dịch vụ logistics đã được đưa ra thông qua các đề án, kế hoạch hành động (Quyết định 200), chính sách khuyến khích đầu tư trung tâm logistics,… từ Trung ương đến địa phương.

Một số nhận xét và kết luận

Sau 10 năm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics đã đặt ra trong Quyết định 175/QĐ-TTg và Quyết định 808, có thể thấy các mục tiêu về cơ bản đã đạt được, tăng trưởng của ngành dịch vụ logistics Việt Nam có chiều hướng tăng. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng của ngành vẫn là vấn đề cần phải xem xét, bởi chi phí dịch vụ logistics còn cao so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc phát triển dịch vụ logistics Việt Nam trong giai đoạn 10 năm qua còn có những bất cập là:

Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, thiếu tính kết nối

Việc quy hoạch cơ sở hạ tầng logistics còn rời rạc và thường tập trung vào các phương thức đơn lẻ như quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch hệ thống cảng, quy hoạch mạng lưới ICD… Quy hoạch kết nối các đầu mối logistics hay quy hoạch vận tải đa phương thức còn đang rất hạn chế. Việt Nam chưa có quy hoạch nào kết nối giữa đường bộ và đường thủy (đây là hai phương thức chủ đạo trong vận chuyển hàng hóa nội địa) hiệu quả. Công tác quy hoạch trong dài hạn chưa tính toán được hết, chưa theo kịp tốc độ phát triển ngành trên thực tế.

Cơ chế, chính sách chưa tạo thuận lợi để khu vực tư nhân tham gia mạnh mẽ phát triển hạ tầng logistics

Từ tháng 6/2019, với việc bổ sung chức năng, nhiệm vụ về phát triển dịch vụ logistics của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, về cơ bản đã khắc phục được các nhược điểm về việc thiếu một cơ quan đầu mối tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Còn thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ cảng, chủ tàu, chủ hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hải nói chung,… mạnh dạn đầu tư phát triển để tăng cường khả năng kết nối trong vận tải đường sông, đường sắt, đường bộ,…

Các doanh nghiệp logistics có nhu cầu vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, kể cả vốn đầu tư dành cho công nghệ thông tin nhằm giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn còn là vấn đề đặt ra. Đây cũng là nguyên nhân của việc các doanh nghiệp logistics Việt Nam mới chủ yếu đảm nhiệm toàn bộ vận tải nội địa, từ khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, đến khai thác kho bãi, dịch vụ kho. Lĩnh vực thu hút đầu tư dưới hình thức PPP đã được nêu tại Điều 4 của Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, tuy nhiên lại không đề cập đến hạ tầng logistics.

Ngoài ra, hiện nay sự kết hợp giữa thương mại điện tử và logistics chưa thực sự hiệu quả, làm suy yếu hiệu quả của thương mại điện tử, đồng thời mất đi cơ hội của doanh nghiệp logistics. Nguồn nhân lực cho hoạt động logistics còn chưa đáp ứng được yêu cầu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Theo Vietnam Logistics Review

Phát triển dịch vụ logistics: Đòi hỏi cấp bách từ thực tiễ

Tiềm năng và dư địa phát triển của dịch vụ logistics rất lớn. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành này còn hạn chế, đòi hỏi cần có các giải pháp kịp thời để phát triển thị trường logistics nói chung, cải thiện năng lực của doanh nghiệp nói riêng.

Logistics nội “lép vế”

Hiện nay, mỗi năm có một khôi lượng hàng hóa khổng lồ trị giá khoảng hơn 500 tỷ USD được đưa đến và rời khỏi Việt Nam. Các hoạt động vận tải, kết nối, dịch vụ, kho, bãi, phân phối và nhân lực… tham gia phục vụ khối lượng hàng hóa này lưu thông đã tạo ra những giá trị kinh tế, việc làm… rất lớn.

Dù vậy, xét về trình độ phát triển, chi phí logistics của Việt Nam còn cao, chiếm khoảng hơn 20% GDP. Trong khi đó, mức chi phí logistics trung bình trên thế giới, chỉ khoảng 11% GDP. Trong số hơn 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam, có tới 90% là doanh nghiệp trong nước, nhưng hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu.Thời gian qua, ngành logistics Việt Nam đã phát triển và tăng trưởng nhanh, bình quân khoảng 14-16%/năm. Báo cáo về Chỉ số logistics thị trường mới nổi 2021, do nhà cung cấp dịch vụ kho vận hàng đầu thế giới Agility mới công bố cho thấy, Việt Nam tăng thêm 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong Top 10 quốc gia đứng đầu. Dự báo, khi vắc-xin ngừa Covid-19 triển khai rộng khắp, triển vọng hồi phục kinh tế toàn cầu và trong nước tiếp tục khả quan hơn, nhu cầu logistics tăng lên, Việt Nam tiếp tục sẽ là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng logistics cao nhất.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các doanh nghiệp logistics trong nước mới chỉ nắm giữ khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động của doanh nghiệp logistics trong nước manh mún, thiếu liên kết giữa các khâu trong chuỗi, cũng như giữa doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu. Trong vận tải hàng hóa, doanh nghiệp logistics trong nước mới được khách hàng thuê vận chuyển tới cảng nội địa; sau cảng là do doanh nghiệp nước ngoài quyết định đơn vị vận chuyển. Do vậy, xét ở cả chiều mua và chiều bán, các doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về thị phần khai thác.

Phát triển thị trường, cải thiện năng lực

Dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Thúc đẩy logistics phát triển mạnh, hiệu quả là một đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn đang đặt ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chỉ rõ, Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5%-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”. Quyết định 221/QĐ-TTg cũng đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong đó, phát triển thị trường dịch vụ logistics là một trong 6 nhóm nhiệm vụ chính mà Quyết định 200/QĐ-TTg và Quyết định 221/QĐ-TTg đã đưa ra.Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu rộng. Do đó, việc đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường. Tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam…

Phát triển thị trường logistics không chỉ góp phần nâng cao năng lực, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp logistics, mà còn cho chính doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp logistics trong nước cần phải liên kết để tạo sức mạnh cộng hưởng mới có thể vượt qua thách thức cạnh tranh với các “đại gia” logistics quốc tế, nắm bắt tốt cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể, cần đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp logistics với nhau, giữa doanh nghiệp logistics với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm… Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp logistics Việt Nam quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường, tìm kiếm, chia sẻ đơn hàng; có khả năng làm giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam.

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển ngành logistics, Cục Xuất nhập khẩu, Báo Công Thương (Bộ Công Thương) và Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học – công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho doanh nghiệp”, nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp, tạo điều kiện kết nối cung – cầu dịch vụ logistics cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển logistics có giá trị gia tăng cao gắn với sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa và thương mại trong nước; liên kết logistics và thương mại điện tử cùng phát triển.

Đồng thời, giúp kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực logistics với đối tác tiềm năng, tham gia chuỗi cung ứng logistics, cung cấp giải pháp thanh toán, giải pháp logistics; tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp logistics giao lưu, tiếp cận với doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp logistics trong và ngoài nước, qua đó tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm… để điều chỉnh kịp thời năng lực, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Theo Báo Công Thương

Cỡ tàu vận tải biển nào được phát triển tại Việt Nam trong những năm tới?

Tính đến cuối năm 2020, đội tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam có 1.576 tàu. Trong đó, đội tàu vận tải là 1.049 tàu, nhưng đội tàu dự kiến sẽ gia tăng khi một số doanh nghiệp mua tàu ngoại đã quyết định treo cờ tàu Việt Nam trong quý I/2021.

Tính đến cuối năm 2020, đội tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam có 1.576 tàu

Dù đội tàu Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN về số lượng, trẻ hơn đội tàu thế giới 5,8 tuổi nhưng nhìn chung sức cạnh tranh của đội tàu còn yếu khi đa số các chủ tàu biển phát triển nhỏ, với 1.049 tàu vận tải nhưng có đến 550 chủ sở hữu tàu, trong đó chỉ có khoảng 30 chủ tàu sở hữu đội tàu trên 10.000 DWT.

Đặc biệt, đội tàu container gồm 38 tàu hiện đều có trọng tải nhỏ, sức chở trung bình khoảng 800 Teus/tàu, lớn nhất là gần 1.800 TEUs. Trong khi đó, trên thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEUs.Theo đại diện Cục Hàng hải Việt Nam, trên cơ sở xu thế phát triển đội tàu thế giới, khu vực và thực tế phát triển đội tàu Việt Nam thời gian qua, tại Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đơn vị tư vấn đã đồng thời đưa ra dự kiến cỡ loại tàu hợp lý để phát triển đội tàu như sau:

Trên tuyến quốc tế:
+ Hàng rời sẽ sử dụng cỡ tàu 30.000 – 200.0000 DWT. Trong đó, tàu chở than nhập cung ứng cho nhiệt điện, than quặng cho liên hợp luyện kim sử dụng tàu trọng tải 100.000 – 200.000 DWT; Tàu xuất than, quặng, alumin sử dụng tàu trọng tải 30.000 – 50.000 DWT.

+ Đối với hàng bách hóa, tổng hợp sử tàu trọng tải 5.000 – 50.000 DWT. Trong đó, chặng đi/đến các nước khu vực Đông Nam Á, châu Á sử dụng tàu trọng tải 10.000 – 20.000 DWT; Chặng đi/đến các nước khu vực châu Phi, châu Âu, châu Mỹ dùng tàu 30.000 – 50.000 DWT.

+ Đối với hàng container, chặng đi/đến các nước châu Á chủ yếu là tàu sức chở 500 – 3000 TEU; Chặng đi/đến các nước châu Phi, châu Âu, châu Mỹ là tàu sức chở 4.000 – 24.000 TEU.

+ Đối với hàng lỏng, dầu thô nhập ngoại sử dụng tàu trọng tải 100.000 – 400.000 DWT; Sản phẩm dầu nhập ngoại trọng tải 10.000 – 50.000 DWT; Xăng dầu nhập khẩu trung chuyển dùng cỡ tàu từ 10.000 – 50.000 DWT; Khí hóa lỏng LPG sử dụng cỡ tàu từ 1.000 – 5.000 DWT; LNG 50.000 – 100.000 DWT. Trên tuyến nội địa, cỡ tàu xác định sử dụng vận chuyển mặt hàng rời, bách hóa tổng hợp từ 1.000 – 10.000 DWT; Hàng container sử dụng cỡ tàu 200 – 1000 TEU; Tàu chở sản phẩm dầu trọng tải 1.000 – 30.000 DWT; Tàu chở dầu thô 10.000 – 15.000 DWT, dầu sản phẩm từ 1.000 – 50.000 DWT.

Dự báo của các đơn vị tư vấn được xây dựng tương đối phù hợp với Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó theo định hướng đến năm 2030

+ Tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế sử dụng tàu chuyên dùng hàng rời trọng tải từ 100.000 – 200.000 DWT để nhập khẩu than, tàu trọng tải từ 5.000 – 50.000 tấn chở hàng bách hóa, hàng tổng hợp, tàu trọng tải 30.000 – 50.000 tấn để xuất khẩu than, quặng, alumin, nhập phân bón và clinker.

+ Tàu hoạt động trên các tuyến nội địa sẽ sử dụng tàu có trọng tải từ 1.000 – 10.000 DWT; sà lan biển chuyên dùng có trọng tải từ 5.000 – 10.000 tấn để vận tải than nhập khẩu từ đầu mối trung chuyển về các bến của nhà máy.

Theo: logistics.gov.vn