Cảng Quy Nhơn đón tấn hàng thứ 7 triệu trong năm 2014

12/22/2014 10:02:02 AM

Ngày 20/12, Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) đã tổ chức lễ đón nhận tấn hàng thứ 7 triệu tấn năm 2014.

Ông Nguyễn Hữu Phúc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn cho biết, năm 2014, tổng sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Quy Nhơn đạt trên 7,1 triệu tấn, tăng 13,5% so với năm 2013 và tăng 8% so với kế hoạch năm 2014 trong đó hàng hoá xuất khẩu tăng 11,5%; hàng nhập khẩu tăng 14,7% và hàng nội dịa tăng 13,7%; sản lượng hàng container đạt 85.000 teus, tăng 40% so với cùng kỳ 2013 nhanh và tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng bến. Trong đó hiệu quả khai thác cầu bến của Cảng đạt 8.500 tấn/mét cầu là một trong số ít cảng biển ở trong nước thực hiện được. Nhờ vậy, năm 2015 tổng doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, lợi nhuận trước thuế đạt 45 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 30,5 tỷ đồng và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên đạt 16 triệu đồng/tháng.

Lãnh đạo Công ty Sản xuất dăm gỗ Bình Định chia sẻ, là một khách hàng lớn của Cảng Quy Nhơn, liên tục trong nhiều năm xuất khẩu dăm gỗ tại cảng này, Công ty rất hài lòng với trách nhiệm và ý thức cao của lãnh đạo và công nhân cảng Quy Nhơn đã tạo mọi diều kiện về bến bãi và bốc xếp hàng xuất khẩu dăm gỗ thuận tiện, kịp thời theo đúng cam kết hợp đồng.

Năm 2015, Cảng Quy Nhơn phấn đấu tổng sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 8 triệu tấn/năm đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, Cảng Quy Nhơn đã quy hoạch chi tiết mở rộng cảng trong giai đoạn 2020-2030 đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt vào tháng 9/2014 để phấn đấu đến năm 2020 đạt tổng sản lượng hàng hoá từ 15-18 triệu tấn/năm và đến năm 2030 đạt từ 25-30 triệu tấn/năm.

Đơn vị ổn định thị trường hiện có và mở rộng phạm vi khai thác để thu hút các ngành hàng mới từ khu vực Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, tạo thế và lực để Cảng Quy Nhơn tiếp tục là một trong những đơn vị khai thác cảng biển dẫn đầu trong hệ thống cảng biển của cả nước./.

Theo VIETNAM+

TPL Shipping JSC: 5 năm chinh phục thị trường vận tải biển quốc tế

Công ty Cổ phần Thương Mại Vận Tải Biển Trường Phát Lộc (TPL Shipping JSC) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập “Diện mạo mới – Tầm nhìn mới”.

Trong bối cảnh ngành vận tải biển quốc tế đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, TPL Shipping JSC đã từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu nổi bật, nhất là trong năm 2014. Ước tính đến cuối năm nay, doanh thu của TPL Shipping JSC đạt khoảng 684 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 100 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Đạt – Cố vấn chiến lược của HĐQT TPL Shipping phát biểu  về những thách thức và thành công của công ty sau 5 năm đi vào hoạt động – Ảnh: Phó Bá Cường

Như vậy, với định hướng và kế hoạch kinh doanh bài bản cùng bề dày kinh nghiệm hoạt động trong ngành vận tải biển, TPL Shipping JSC đang hướng đến mục tiêu gia nhập vào hàng ngũ những doanh nghiệp vận tải khí hoá lỏng, hoá chất quốc tế, cạnh tranh trực tiếp với các tên tuổi lớn trong ngành vận tải biển quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, từ nay đến 2017, dự kiến TPL Shippping JSC sẽ nâng đội tàu lên 15 chiếc với tổng trọng tải hơn 240.000 tấn tàu hoá chất và tổng dung tích gần 150.000 mét khối khí hoá lỏng.

 Đại diện lãnh đạo TPL Shipping tặng hoa cho đối tác – Ảnh: Phó Bá Cường

TPL Shipping JSC là doanh nghiệp vận tải biển quốc tế thành lập vào tháng 12/2009 thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Đạt – CT HĐQT Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Khởi đầu, TPL Shipping JSC chỉ quản lý một tàu dầu/hoá chất DONG A STAR có trọng tải 8.386 tấn, chuyên vận tải dầu sản phẩm hoạt động trong khu vực nội địa Việt Nam và Đông Nam Á. Sau đó, TPL Shipping JSC đã táo bạo đầu tư đội tàu hoá chất chuyên dụng mới có trọng tải lớn, hầm hàng thép không rỉ đặc trưng có thể chở hàng trăm loại hoá chất khác nhau trên các tuyến quốc tế. Từ đó TPL Shipping JSC đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong việc vận chuyển hoá chất, khí hoá lỏng trên hải trình quốc tế.


Rượu champagne và pháo hoa chúc mừng TPL Shipping tuổi lên 5 – Ảnh Phó Bá Cường

 

Cục Hải quan BR-VT: Kỷ niệm 35 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

(Vietnam Logistics Review) Ngày 4-12, tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập, Cục Hải quan BR-VT đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Đến dự có các ông: Nguyễn Tuấn Minh, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính; Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hồ Văn Niên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Trần Văn Danh, Cục trưởng Cục Hải quan BR-VT cho biết: Được thành lập ngày 4-12-1979, trải qua chặng đường 35 năm, các thế hệ cán bộ công chức Chi cục Hải quan Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo nay là Cục Hải quan BR-VT đã khắc phục những khó khăn, thử thách, để hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hải quan trên địa bàn tỉnh BR-VT. Trong những năm gần đây, Cục Hải quan đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và hiện đại hóa, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng lực chuyên môn, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp của cộng đồng DN trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và đầu tư. Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, Cục Hải quan BR-VT thường xuyên đứng hàng thứ ba trong toàn ngành, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao hàng năm. Riêng năm 2014, đến thời điểm này đã hoàn thành 100% chỉ tiêu được giao với số thu 21.500 tỷ đồng, phấn đấu đến cuối năm thu vượt 10% dự toán cả năm.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Hồ Văn Niên ghi nhận và biểu dương thành tích Cục Hải quan BR-VT đạt được trong 35 năm qua, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; Yêu cầu Cục Hải quan chú trọng đoàn kết nội bộ, xây dựng hình ảnh đẹp và thân thiện của cán bộ công chức hải quan trong mắt người dân và cộng đồng DN; Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý Nhà nước về hải quan, tạo điều kiện cho DN hoạt động XNK và dịch vụ logistics theo định hướng xây dựng tỉnh BR-VT trở thành địa phương có thế mạnh về kinh tế cảng biển đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Gần 1,3 triệu cổ phần của Đạm Cà Mau sẽ tham gia IPO

(Vietnam Logistics Review) Vào ngày 11/12, Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ bán 128.951.300 cổ phần lần đầu ra công chứng (IPO) tại sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Với số vốn điều lệ 5.294 tỷ đồng và công nghệ sản xuất áp dụng cho Nhà máy Đạm Cà Mau đều là các công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng choNhà máy là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…).

Sản phẩm chính của PVCFC, Đạm Cà Mau-Hạt Ngọc Mùa Vàng là thương hiệu phân đạm hạt đục chất lượng cao Việt Nam (TCVN 2619) với nhiều tính năng nổi trội như phân giải nitơ chậm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, làm cho cây xanh bền và tiết kiệm phân bón, cỡ hạt đồng đều, không mạt nên dễ rải và dễ phối trộn…

Chỉ trong hơn một năm qua, sản phẩm Đạm Cà Mau đã phủ kín khu vực ĐBSCL đồng thời phát triển rộng ra các thị trường Đông Nam Bộ và Campuchia, trở thành sự lựa chọn tin cậy của đông đảo bà con nông dân. Riêng 9 tháng đầu năm 2014, PVCFC đã đưa ra thị trường hơn 590.000 tấn, doanh thu đạt 4.282 tỷ đồng.

Số cổ phần được chào tại IPO lần này tương đương 24,36% vốn điều lệ của công ty sẽ được bán với giá khởi điểm 12.000 đồng/cổ phần. Theo đó, số lượng cổ phần tối đa một tổ chức hay một cá nhân được đăng ký mua là 128.951.300 cổ phần và số lượng cổ phần đăng ký mua tối thiểu 100 cổ phần.

Phương thức đấu giá theo mô hình đấu giá hai cấp tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Theo đó, đối tượng tham gia gồm các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đáp ứng điều kiện theo quy định của Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của PVCFC và phải đặt cọc 10% giá trị tổng số cổ phần đăng ký mua tính theo giá khởi điểm PVCFC. công chúng (IPO) tại sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.

Thị trường EU: Kỳ vọng sau FTA

(Vietnam Logistics Review) Với việc VN – EU ra Tuyên bố chung về định hướng kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do VN – EU sẽ mở ra cơ hội lớn cho các DN VN thâm nhập và đứng vững ở thị trường đầy tiềm năng này trong tương lai rất gần.

TỪ TIỀM NĂNG EU

 

   

Khối EU có 27 nước với diện tích khoảng 4 triệu km2 và gần 500 triệu dân, tuy nhiên đây là thị trường lớn, tiềm năng cho tất cả các quốc gia, trong đó có VN. Thống kê cho thấy, GDP của khối đạt gần 14.960 tỷ USD, chiếm 27% thế giới. Tổng kim ngạch XNK đạt khoảng 2.800 tỷ USD, chiếm gần 25% giá trị thương mại toàn cầu. Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng kim ngạch mậu dịch đạt 5.092 tỷ chiếm 45% thị phần thế giới. EU cũng là khối đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm 43,8% thị phần thế giới và chiếm 42,7% nhập khẩu dịch vụ thế giới. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.

Theo ông Bùi Vương Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Tham tán thương mại VN tại Italia thì EU là một trong những đối tác thương mại chủ chốt, đồng thời là nguồn đầu tư quan trọng vào VN. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại VN – EU tăng trưởng không ngừng trong thời gian qua. Chỉ tính riêng năm 2013, trao đổi này đã lên đến 26,6 tỷ Euro, trong đó VN xuất sang EU là 21,3 tỷ Euro, và nhập từ EU 5,3 tỷ Euro. Đến cuối năm 2013, EU đã có 1.402 dự án đầu tư trực tiếp vào VN còn hiệu lực, với tổng số vốn lũy kế đăng ký là 18.024 tỷ USD. Số vốn FDI cam kết của EU tại VN là 656 triệu USD, đứng thứ 6 trong danh sách các đối tác đầu tư nước ngoài vào VN.

Mặc dù có chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, một số nước trong EU gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên xét về tổng thể kinh tế thương mại của khối này vẫn giữ ổn định. Quan hệ  thương mại với VN vẫn tiếp tục phát triển. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, trong vòng 12 năm từ 2001-2013, kim ngạch quan hệ thương mại VN – EU đã tăng hơn 7 lần, từ mức 4,5 tỷ USD năm 2001 lên 33,7 tỷ USD năm 2013. Trong đó xuất khẩu của VN vào EU tăng 8 lần và nhập khẩu của VN từ EU tăng
6,2 lần.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, thị trường XNK hàng hóa giữa hai bên mang tính bổ sung nhiều hơn là cạnh
tranh. Bởi lẽ, VN nhập khẩu chủ yếu các nhóm hàng máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên phụ liệu sản xuất như dệt may, da, hóa chất, phân bón và các sản phẩm hoá chất, dược phẩm.

Ngược lại, EU nhập khẩu từ VN các sản phẩm tiêu dùng như hàng dệt may, giày dép các loại, hải sản, máy vi tính, điện thoại và linh kiện cũng như nhiều mặt hàng thủ công, nông sản như cà phê, hạt điều, hạt tiêu, sản phẩm gỗ và sản phẩm từ
chất dẻo.

ĐẾN CƠ HỘi FTA

Công bằng mà nói, cả một thời gian dài, quan hệ VN – EU mang tính quan hệ hỗ trợ nhiều hơn với việc EU đơn phương dành ưu đãi thuế quan cho VN và có thể loại bỏ ưu đãi này theo quy chế riêng mà không cần tham vấn với VN. Thế nhưng nếu FTA được ký thì quan hệ này đã chuyển lên một bước mới bình đẳng, công bằng hơn trong các quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư.

Ông Tạ Hoàng Linh – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, hiện chỉ có khoảng 42% mặt hàng của VN được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU. Việc ký kết thành công FTA với EU, sẽ có ít nhất 90% mặt hàng VN xuất khẩu sang EU được hưởng mức thuế 0%. Đây là cơ hội lớn cho các DN VN tham gia xuất khẩu sang thị trường EU.

Bà Maylis Labayle, Giám đốc Chính sách phát triển của Phòng Thương mại châu Âu tại VN (EUROCHAM) chia sẻ: “Nếu được ký kết, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) VN – EU sẽ giúp GDP của VN tăng 15%. FTA sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của VN xuất khẩu sang EU nhiều hơn. Dự tính, hiệp định này sẽ giúp xuất khẩu của VN sang EU tăng 30-40% và nhập khẩu của VN từ thị trường này tăng 25-35%”.

Còn ông Martin Buckle, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển cho biết, giữa các nước trong khối EU đều có thuế quan giống nhau và các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng như nhau. Do đó, khi VN đã hoàn tất thủ tục yêu cầu xuất khẩu sang một quốc gia nào của EU cũng có thể xuất khẩu sang 27 quốc gia khác thuộc khối này.

Ngoài lợi ích gia tăng xuất khẩu, Hiệp định FTA VN – EU sẽ giúp DN VN mở rộng quy mô sản xuất và thu hút đầu tư từ EU, đồng thời sẽ nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế, tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định FTA ASEAN – EU và ký kết Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tuy nhiên, không phải không có những thách thức đối với các DN, vì thị trường EU đòi hỏi sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải có chất lượng cao chứ không phải lợi thế về giá. Mặt khác các sản phẩm còn phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, sự an toàn… Ngoài ra các DN xuất khẩu vào EU đều phải tuân thủ tính minh bạch, cũng như những chính sách bảo hộ nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong khi đó đa số các DN VN vẫn còn loay hoay với chất lượng thương hiệu, chiến lược quảng bá, sự cạnh tranh với nhiều quốc gia khác.

Theo ông Linh, để tận dụng cơ hội từ FTA VN – EU, ngay từ bây giờ các DN VN phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đầu tư cải tiến công nghệ, năng lực quản lý, nhân sự, sản xuất sản phẩm phải tuân theo các quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của thị trường; xây dựng và tham gia các chuỗi cung ứng hiện đại. Có như vậy mới tận dụng được cơ hội xuất khẩu ngay sau khi kết thúc đàm phán.

Đầu tư sẽ đổ vào Việt Nam bất chấp thách thức

Những căng thẳng xảy ra ở các nhà máy Trung Quốc tại VN vào tháng 5 vừa qua do tranh chấp biển Đông đã phần nào gây ảnh hưởng đến hình ảnh của VN đối với các quốc gia khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến các nguồn đầu tư vào VN. Một số nhà đầu tư đang tìm đến các thị trường đáp ứng được chi phí sản xuất thấp hơn thị trường miền nam Trung Quốc đã nhắm đến Campuchia.

Ông James Woodrow, Giám đốc phụ trách hàng hóa của Cathay Pacific cho biết họ đã nhìn thấy tiềm năng ở Campuchia, đặc biệt là trong lĩnh vực may mặc. Hãng hàng không này đang có kế hoạch triển khai dịch vụ vận tải hàng hóa giữa Hồng Kông và Phnom Pênh – thủ đô của Campuchia – với hai chuyến một tuần. Dù vậy, hãng không có ý định giảm tần suất bay ở VN.

Theo đại diện của Etihad, hãng cũng không tìm thấy lý do gì để rút khỏi VN. Trong tháng Bảy, hãng hàng không Trung Đông này đã bắt đầu các chuyến bay chở hàng đến Hà Nội với máy bay A330-200F, hai chuyến một tuần.

Bà Yasmin Aladad Khan, Phó Chủ tịch DHL Express tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á cũng không nhìn thấy lỗ hổng nào trong các luồng đầu tư vào VN, hay nghe ai nhắc đến việc rút đầu tư khỏi VN. Các nhà đầu tư cũ vẫn đang ở lại và một số nhà đầu tư mới sắp xuất hiện.

Ông Henry Đinh Hữu Thành, Chủ tịch Bee Logistics VN, cũng chỉ ra rằng sự tồn tại của các nhà máy sản xuất thiết bị như Nokia và Samsung là những bằng chứng. Gần đây là sự xuất hiện của nhà máy với chi phí 1 tỷ USD (775,8 triệu Euro), nhà máy thứ ba tại VN cho đến nay, và việc xem xét xây dựng thêm nhà máy thứ tư tại TP.HCM. Trong vòng hai hoặc ba năm, VN có thể trở thành một trung tâm sản xuất trong khu vực.

Cùng với sự phát triển trong nước, Bee đã mở rộng sang Campuchia và đang có kế hoạch triển khai thêm hai cơ sở mới để phục vụ thị trường này. Tuy nhiên, theo bà Yasmin Aladad Khan, sự phát triển của thị trường này khá khiêm tốn, nếu so với VN hay Myanmar, tốc độ tăng trưởng sẽ không đáng kể.

Myanmar đã thu hút được rất nhiều dòng đầu tư, với sự cạnh tranh ráo riết từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trao đổi thương mại của Myanmar với Mỹ tăng gần gấp đôi vào năm 2013 và hứa hẹn cho sự phát triển hơn nữa, với việc đã và sắp xuất hiện của các thương hiệu như The Gap, Coca-Cola và General Electric.

Trong tháng 8, UPS đã triển khai dịch vụ giao nhận trong và ngoài nước tại thị trường Myanmar, với sự tham gia của các đối thủ như DHL, CEVA Logistics, Toll, Bee, Kerry và Damco. Bà Yasmin Aladad Khan cho biết, “Chúng tôi nhìn thấy cơ hội rất lớn ở Myanmar”, nhiều công ty đang đầu tư hoặc đã thiết lập cơ sở tại quốc gia này.

Cũng theo bà Yasmin Aladad Khan, DHL đang chứng kiến sự tăng trưởng vững chắc của các thị trường trong khu vực, với sự dẫn dầu của Philippines, VN, Malaysia và
Indonesia, sự tăng trưởng đó đã xảy ra trong cả ba khu vực chính, khu vực Thái Bình Dương, châu Á và châu Âu.

Bà Yasmin Aladad Khan cũng thể hiện sự hy vọng của mình trong lộ trình hội nhập ASEAN vào năm 2015 sẽ là bước đệm để khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. “Tôi muốn nhìn thấy những cải cách trong việc giảm các rào cản phi thuế quan, đơn giản hóa các quy định, các thủ tục hành chính và tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh”.

Công ty Bee Logistics đang tiến lên một tầm cao mới đúng theo kế hoạch đã định. Sau khi mở rộng thị trường sang Myanmar và
Campuchia, công ty đã đặt mục tiêu mới của mình ở đất nước Thái Lan vào năm tới. Theo ông Henry Đinh Hữu Thành, việc hội nhập ASEAN sẽ tăng cường vị thế của Thái Lan trong dòng chảy thương mại đến và đi từ Campuchia, Myanmar và VN.

Người phát ngôn cho Changi cho biết, “Hội nhập kinh tế ASEAN sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong và ngoài Đông Nam Á, từ đó sẽ kích thích khối lượng vận tải hàng không trong khu vực. Với vị trí chiến lược của Singapore, sân bay Changi được xem là nơi tốt nhất để phát triển một cửa ngõ, một trung tâm hàng hóa trong khu vực”.

Dĩ nhiên, nhiều nhà kinh doanh vận tải hàng không sẽ được hưởng lợi từ những điều này, và không có gì phải nghi ngờ, vận tải thủy bộ cũng sẽ hưởng được nhiều lợi ích. Ông Charles Kaufmann, người đứng đầu các hoạt động và các dịch vụ giá trị gia tăng tại DHL Global
Forwarding, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đã báo cáo một sự gia tăng về khối lượng trong dịch vụ vận tải hàng lẻ và hàng nguyên container trong hoạt động vận tải đường bộ kết nối Trung Quốc, VN, Thái Lan, Malaysia và Singapore, với Myanmar.

Bên cạnh đó, ông Henry Đinh Hữu Thành cũng chỉ ra một chuỗi các dự án xây dựng đường cao tốc ở VN. Mới đây nhất là đường cao tốc kết nối thủ đô Hà Nội đến biên giới Trung Quốc vừa mới hoàn thành, giúp giảm thiểu thời gian vận tải đường bộ đi và đến khu vực này xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ, thay vì 10-12 tiếng đồng hồ như trước đó.

Thử thách của chuỗi cung ứng toàn cầu: chi phí, lợi nhuận và cá nhân hóa

Thử thách của chuỗi cung ứng toàn cầu: chi phí, lợi nhuận và cá nhân hóa

Khi công ty nghiên cứu thị trường PWC đưa ra nghiên cứu về cung ứng toàn cầu năm 2013, mối quan tâm từ hơn 500 giám đốc điều hành được khảo sát đều như dự đoán của họ: lợi nhuận, quản lý chi phí và sự hài lòng của khách hàng. Mối quan tâm thứ tư lại cho thấy sự thay đổi trong tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Tính linh hoạt là nhân tố mà PWC đang lo lắng.

Lý do của sự thay đổi đó bắt nguồn từ tầm nhìn của các công ty và sử dụng chuỗi cung ứng của họ để cạnh tranh và giành thị phần. Những công ty toàn cầu đang quản lý nhiều chuỗi cung ứng một lúc, và họ đang trông chờ vào các hoạt động này không những cung cấp hàng hoá đúng thời gian mà con phải thích ứng và đáp ứng với kì vọng của khách hàng cũng như nhà cung cấp về giá cả. Để đạt được điều đó, nhà điều hành chuỗi cung ứng cần khả năng cá nhân hoá dịch vụ của họ cho nhiều loại khách hàng khác nhau.

Trong số những thách thức chuỗi cung ứng ngày nay phải đối mặt, có rất nhiều liên kết dẫn trực tiếp đến vấn đề lưu hành tiền tệ. Biến động thị trường, co thắt kinh tế và chu kỳ phục hồi kém ảnh hưởng đến cách các công ty quản lý phân phối, sản xuất, báo giá và phân loại nguồn nguyên liệu. Bước thị trường mới sẽ dễ gặp phải vấn đề về thuế, báo giá và nội địa hóa phức tạp. Với quá nhiều chức năng quan trọng cần được giải quyết, các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa chuỗi cung ứng chỉ đơn giản để duy trì sức cạnh tranh của họ.

Toàn cầu hoá và viễn cảnh thay đổi chuỗi cung ứng

Không may, nhiều nhà doanh nghiệp hiện nay vẫn đang cố gắng sử dụng những phương pháp và công nghệ lỗi thời để vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu. Các hệ thống hiện tại hầu như không thể đáp ứng được những nhu cầu hiện đại được đề ra. Lấy ví dụ, nếu một công ty muốn tái định tuyến một lô hàng trong nước; nếu họ không có tầm nhìn đủ rộng để đánh giá vấn đề đúng đắn thì có thể một quyết định đơn giản (ví dụ như đưa lô hàng ấy sang một bến cảng khác) có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cung ứng, khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí hơn và giảm tính hiệu quả của công việc. Bộ phận chuyển vận của công ty cần phải có khả năng tính toán nhanh chóng các chi phí dịch vụ và đảm bảo độ chính xác cho từng quyết định.

(Vietnam Logistics Review) Khả năng giám sát đặc biệt trở nên quan trọng hơn trong khoảng thời gian khi hầu hết các sản phẩm trở nên phổ biến. Đã qua đi rồi thời điểm để chiến lược về giá cả, mẫu mã và thương hiệu  nhằm cạnh tranh với các đối thủ. Ngày nay, điểm tạo nên sự khác biệt giữa các dòng sản phẩm trong thị trường thế giới là sự sáng tạo đổi mới trong sản phẩm; điều này đòi hỏi nhiều thứ hơn trong khâu cung ứng. Khi giá cả thị trường tăng cao khiến lợi tức thu được giảm, các doanh nghiệp phải thiết kế lại các dòng sản phẩm, nâng cấp chuỗi cung ứng, chất lượng dịch vụ, cải tiến giá trị sản phẩm để làm hài lòng khách hàng, thay vì khi trước họ đã có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra. Dần dần, các trưởng nhóm chuyển vận vừa phải chịu trách nhiệm vận chuyển các dòng sản phẩm mới, đồng thời hỗ trợ phát triển sản xuất và vận chuyển những đơn đặt hàng mới.

Với việc tối ưu hoá chuỗi cung ứng toàn cầu, một doanh nghiệp có thể giải quyết được nhiều vấn đề, theo PWC cho biết. Một hệ thống như vậy sẽ mang lại:

  1. Giảm được chi phí: Các công ty có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống thông tin liên quan đến những nhà cung cấp của họ, như vậy các công ty sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định thu mua. Những nhà cung cấp sản phẩm trực tuyến cũng như hệ thống cộng đồng mua bán trên mạg cũng là một trong những cách tiếp cận thị trường hiệu quả, nhằm giảm chi phí tìm đối tác cung cấp và chi phí mua bán.
  2. Gia tăng tính cụ thể. Một nhà doanh nghiệp quốc tế luôn cần một điểm cung cấp thông tin cụ thể về các nhà cung cấp của họ cũng như thông tin về cộng đồng người tiêu dùng. Với một cá nhìn chung trên tầm vóc quốc tế, những thông tin rõ ràng về nhà cung cấp sẽ giúp cho những người điều hành chuỗi cung ứng quốc tế có thể xác định được các nhà cung cấp đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới.
  3. Giảm rủi ro. Tối ưu hoá chuỗi cung ứng giúp các công ty có thể đánh giá được chất lượng của nhà cung cấp một cách nhanh chóng, nhằm đáp ứng được vấn đề tài chính, pháp luật, vấn đề an toàn, chất lượng và quy định môi trường cùng những vấn đề khác. Những quy định trên có thể sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng tiêu chuẩn của khu vực cũng như người tiêu dùng. Và vì thế để quản lý được rủi ro, các công ty cần phải linh hoạt hơn tuỳ từng trường hợp.
  4. Hỗ trợ những dòng sản phẩm kế thừa: Vận hành chuỗi cung ứng quốc tế hiện nay đòi hỏi các công ty cần có đối tác quảng cáo cũng như những nhà cung cấp uy tín để có thể hỗ trợ những sản phẩm hiện tại đồng thời nhanh chóng thích ứng với những dịch vụ mới. Đội ngũ hỗ trợ cần phải nắm rõ vấn đề thuế, hoá đơn và những vấn đề quan trọng khác. Quan trọng hơn là nó cần phải nắm rõ nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau để có thể đưa công ty tiếp cận thị trường quốc tế.

Giải quyết những thách thức trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Khi các công ty tìm cách phát triển và mở rộng hoạt động tại những thị trường tiềm năng mới, họ có thể gặp phải khó khăn về khả năng đáp ứng từ chuỗi cung ứng của họ trước sự cạnh tranh toàn cầu. Nhiều công ty sẽ phải nhận ra rằng để hỗ trợ một số mục tiêu kinh doanh hiện tại và tương lai, họ sẽ phải xem xét lại quy trình quản lý của họ để linh hoạt hơn trong hoạt động thực tiễn.

 

Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu

(Vietnam Logistics Review) Chỉ trong 10 năm, từ 2003 đến 2013, kim ngạch xuất khẩu của VN đã tăng hơn 6 lần. Điều này cho thấy tốc độ phát triển kinh tế thương mại có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Tuy nhiên làm thế nào để gia tăng lợi ích thực sự từ XNK vẫn còn là bài toán cần lời giải

VUI BUỒN CON SỐ

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy nếu như năm 2003, tổng kim ngạch XNK của VN mới đạt mức 45,4 tỷ USD, thì đến 2007 con số này đã đạt 111,2 tỷ USD và nâng lên 132 tỷ USD vào năm 2013. Trong số này trước năm 2011, kim ngạch nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu trên 10%. Duy có năm 2012, VN đã xuất siêu 749 triệu USD.

Vẫn theo số liệu của đơn vị này, tổng kim ngạch XNK hàng hóa lũy kế từ đầu năm đến 15.8.2014 đạt gần 178,35 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2013. Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư hơn 1,81 tỷ USD.

Một con số tưởng chừng như vui nhưng nếu nhìn vào cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của VN thì khối DN FDI luôn “áp đảo” với tỷ trọng lớn hơn trên 60% tổng giá trị với những mặt hàng công nghiệp như điện thoại và linh kiện, máy vi tính, hàng điện tử… và con số thặng dư cũng do các DN FDI đem lại. Trong khi đó, khu vực trong nước vẫn tiếp tục “ì ạch” nhập siêu lên tới 10,2 tỷ USD 8 tháng đầu năm 2014.

Các nhóm hàng xuất khẩu của VN nằm trong “top” đầu có hai loại phổ biến là hàng gia công như giày dép, dệt may… và các loại khoáng sản (dầu thô, than), hàng nông lâm thủy sản. Những mặt hàng mà theo các chuyên gia chỉ thiên về lượng còn về chất và giá trị chẳng được bao nhiêu. Đặc biệt trong nhóm hàng gia công như dệt may, giày dép… hầu hết nguyên liệu đều nhập khẩu từ bên ngoài. Đơn cử như tổng giá trị hàng dệt may xuất khẩu đạt 12,5 tỷ USD thì riêng vải đã nhập khẩu gần 6 tỷ USD.

Còn về thị trường thì sao, ngoài mặt hàng của khối FDI thì nhóm hàng hóa của VN vẫn phần lớn dựa vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga, châu Á…

Một điều đáng buồn nữa, dù vẫn được coi là một nước nông nghiệp thành công nhưng hàng năm VN vẫn phải bỏ một khoản tiền lớn để nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, rau hoa quả, thực phẩm hàng chục tỷ USD.

Trong một buổi tọa đàm gần đây, ông Pascal Lamy – nguyên Tổng giám đốc WTO cho rằng, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu thì việc XNK là chuyện bình thường của mỗi quốc gia vì mục tiêu cuối cùng là cung cấp hàng hóa với chất lượng tốt, mức giá tối ưu cho người tiêu dùng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, điều đó đúng nhưng vấn đề là VN sẽ còn lại gì từ thặng dư thương mại, ngoại trừ giải quyết được một vài vấn đề xã hội như giải quyết việc làm trong khi phải đối mặt với nhiều hệ lụy khác như môi trường, sự thao túng thị trường của các DN nước ngoài.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CẠNH TRANH

Nhìn nhận một cách khách quan, thì việc mở rộng quan hệ thương mại đa phương, tham gia các hiệp định FTA, thúc đẩy XNK, từng bước cân bằng cán cân thương mại… cũng là điều đáng mừng cho VN. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại VN, sau giai đoạn tích cực đến một giai đoạn nhất định, nền kinh tế VN có sự chững lại. Và có vẻ như nó đang trở nên mong manh so hơn với nền kinh tế thế giới.

Mục đích cuối cùng của chính sách XNK vẫn là mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững. Và muốn làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược xứng tầm, tạo điều kiện cho DN cũng như cộng đồng nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy để tận dụng cơ hội phát triển.

Theo ông Pascal Lamy, để phát triển kinh tế thương mại nói chung, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu cần phải vượt qua những rào cản trong thế giới mới. Vấn đề là phải biết tận dụng lợi thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dù ở phân khúc thị trường nhỏ bé. Bởi lẽ, khi con người không còn phải lo đói thì sẽ có yêu cầu cao hơn về sản phẩm. Đây cũng là lựa chọn duy nhất của VN. Đơn cử như việc đánh bắt cá, vấn đề không phải nằm ở chỗ thu được số lượng bao nhiêu cá mà phải tính đến việc sử dụng công nghệ, nguồn nhân lực để đánh bắt và chế biến cá tốt nhất, hiệu quả nhất, làm ra sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao trên thị trường.

Cũng theo ông Pascal Lamy, để thành công trong phát triển kinh tế, ngoài việc VN cần đảm bảo việc gia nhập các tổ chức thương mại thế giới, thì cần chính sách thương mại tốt nhất của VN là đầu tư và nâng cao giáo dục và đào tạo.

Một số người cho rằng, ý kiến này nghe có vẻ lý thuyết, bởi vì để thực hiện các biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại, XNK, từ trước tới nay VN luôn tập trung xây dựng các quy hoạch – sản xuất, triển khai các phương thức xúc tiến thương mại. Nhưng do thiếu các kiến thức cập nhật, trình độ không đồng đều, thiếu các chuyên gia tư vấn, nghiên cứu, thiếu sự phối hợp giữa các bên liên quan nên các chính sách đưa ra thường nửa vời, không hiệu quả. Cộng thêm những tồn tại của nền kinh tế bao cấp, cơ chế xin cho… đã dẫn tới tình trạng “mạnh ai nấy làm” và kết quả là hàng hóa sản xuất ra nhiều nhưng chất lượng không được chú ý, nguy hiểm hơn hình thành tư tưởng làm ăn chụp giật thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng đến danh tiếng và thương hiệu hàng hóa VN trên thị trường
thế giới.

Chỉ lấy một ví nhỏ trong hoạt động XNK, có lẽ rất ít các DN chú ý đến công tác đào tạo cho nhân viên của mình về kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, cũng như cập nhật các văn bản pháp lý, rào cản và các chính sách liên quan khác của các thị trường xuất khẩu…

Nói như vậy, để thấy rằng chính sách đào tạo sẽ cho ra đời những con người dù làm chính sách hay triển khai thực hiện công việc tốt, từ đó mới xây dựng được các chiến lược, giải pháp đồng bộ phát triển kinh tế thương mại hiệu quả trong đó có XNK.

Đơn giản hóa thủ tục hải quan nhờ ứng dụng mã vạch

Thời gian, quy trình giám sát hải quan được giảm thiểu và đơn giản hóa nhờ ứng dụng công nghệ mã vạch trên tờ khai XNK. Đó là đánh giá bước đầu của cơ quan Hải quan sau khi thực hiện thí điểm ứng dụng mã vạch tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III từ ngày 20- 10.

Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê Hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành cho biết: Việc ứng dụng mã vạch trên tờ khai hải quan để tạo thuận lợi cho cộng đồng DN và phục vụ công tác giám sát hải quan được thực hiện thí điểm đúng lộ trình mà Tổng cục Hải quan đặt ra vào ngày 20- 10 tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III. Với việc tích hợp và mã hóa các dữ liệu liên quan đến lô hàng dưới dạng mã vạch giúp cho công tác kiểm tra của CBCC Hải quan ở khâu giám sát đơn giản, nhanh chóng hơn nhiều và vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lí Nhà nước về hải quan.Ông Lê Đức Thành phân tích: Theo quy trình hiện nay, để đảm bảo công tác quản lí, giám sát hải quan, sau khi tờ khai được thông quan, DN sẽ mang tờ khai đến bộ phận giám sát ở chi cục Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục trước khi lấy hàng ra khỏi cảng hoặc đưa hàng vào cảng để XK.

Tại đây, bộ phận Văn phòng giám sát hải quan sẽ tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ, thông tin khai báo về chi tiết số hiệu container… và cập nhật kết quả cho CBCC ở khu vực giám sát cổng cảng làm cơ sở cho phép hàng hóa được qua khu vực giám sát cổng cảng. Nhưng khi ứng dụng mã vạch, DN chỉ cần in tờ khai có mã vạch xuất trình cho bộ phận giám sát cổng cảng, CBCC Hải quan sẽ sử dụng thiết bị đọc mã vạch để kiểm tra tự động thông tin khai báo của DN trên hệ thống dữ liệu của cơ quan Hải quan và thực tế phương tiện, container được đưa ra cổng cảng.

Trường hợp thông tin khai báo và thực tế trùng khớp lô hàng sẽ được xác nhận qua khu vực giám sát cổng cảng. Như vậy, thời gian thực hiện thủ tục của DN và thao tác nghiệp vụ của CBCC Hải quan ở khâu giám sát được giảm thiểu rất nhiều. Hiện nay, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III được trang bị 15 máy đọc mã vạch.

Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III cho biết, dù mới triển khai ít ngày nhưng quá trình sử dụng thiết bị đọc mã vạch được CBCC Hải quan thực hiện thành thục, việc giải quyết thủ tục cho DN lấy hàng nhanh chóng không gây ách tắc ở cửa khẩu. Theo kết quả cập nhật của Cục CNTT và Thống kê Hải quan, trong ngày 20-10 có 125 tờ khai với 193 container của 35 DN được giám sát bằng mã vạch. Sáng 21-10 con số này được nâng lên đáng kể với 145 tờ khai, 318 container của 65 DN.

Tuy nhiên, do giai đoạn đầu thực hiện nên số DN chủ động in tờ khai có mã vạch để phục vụ việc làm thủ tục chưa nhiều. Lãnh đạo Cục CNTT và Thống kê Hải quan cho biết, trước khi thực hiện thí điểm, cơ quan Hải quan đã có nhiều biện pháp tuyên truyền cho DN như thông báo trực tiếp ở các khu vực làm thủ tục của Cục Hải quan Hải Phòng; cập nhật tự động vào phần mềm khai báo trên hệ thống máy vi tính của DN; tuyên truyền trên báo chí…

Tuyên truyền nhiều nhưng DN thực hiện ít, liệu có xuất phát từ nguyên nhân nữa là khó khăn trong việc in tờ khai có mã vạch? Trả lời câu hỏi này, ông Lê Đức Thành cho biết: Việc in tờ khai có mã vạch được thực hiện rất đơn giản. Bởi trước khi thực hiện, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn (đơn vị cung cấp phần mềm khai báo hải quan cho DN) thực hiện nâng cấp phần mềm khai báo ở đầu DN.

Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng đăng tải công khai các hướng dẫn về quy trình thực hiện in tờ khai có mã vạch tại website của Tổng cục Hải quan (www.customs.gov.vn) để DN tham khảo. Do đó, việc chưa nhiều DN tham gia có thể do thói quen hoặc chưa cập nhật thông tin, tuy nhiên thực tế chỉ trong 2 ngày đầu thực hiện như đề cập ở trên kết quả ngày thứ 2 (21-10) đã tăng đáng kể so với ngày đầu tiên (20- 10) và những ngày tới kết quả chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan, sau khi thí điểm ở Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III, từ nay đến hết năm 2014 sẽ mở rộng và thực hiện sử dụng mã vạch trên tờ khai tại tất cả các chi cục thuộc Cục Hải quan Hải Phòng và TP.HCM. Đến quý I-2015 sẽ thực hiện trong phạm vi cả nước.

Thực trạng đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam

(Vietnam Logistics Review) Cảng biển là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của một quốc gia. Trong xu hướng hội nhập quốc tế vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay thì các cảng biển của VN cần được nâng cấp và mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu lưu chuyển tăng lên nhanh chóng của lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng.

Để làm được điều này thì việc đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể là điều cần thiết nhằm tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển cảng biển VN. Vì vậy, để công tác đầu tư phát triển cảng biển đạt được hiệu quả cao và mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế của đất nước, định hướng và giải pháp đúng đắn là vô cùng quan trọng.

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN VN

Hệ thống cảng biển miền Bắc

Hiện nay, miền Bắc nước ta có bảy cảng biển với tổng số mét chiều dài cầu cảng là hơn 8 nghìn mét. Trong bảy cảng biển ở phía Bắc này có 44 cầu cảng bốc hàng tổng hợp, 24 cầu cảng chuyên dụng, 8 cầu cảng dịch vụ khác và 15 bến phao. Nếu xét riêng các cảng tổng hợp thì loại hình này nhiều về số lượng nhưng còn nhiều hạn chế về quy mô. Chiều dài cầu cảng trung bình là 140m/cầu cảng, công suất bốc hàng trung bình là 3.000-4.000m dài/năm. Công suất này được các chuyên gia đánh giá là khá tốt so với mặt bằng chung của VN do có thiết bị tương đối hiện đại. Các bến container có chiều dài trung bình là 170m/cầu cảng. Công suất bốc xếp hàng hóa không cao do các thiết bị đầu tư không được đồng bộ và luồng hàng container thì không đều. Các cảng chuyên dụng miền Bắc thì chủ yếu gắn với các cơ sở công nghiệp, của các ngành than, điện… được đầu tư khá đồng bộ với các nhà máy. Do đó, công suất bốc xếp hàng hóa cao cùng với khả năng đón nhận nhiều tàu có tải trọng lớn vào bến. Thiết bị tại các cảng biển phía Bắc được đầu tư rất khác biệt giữa các loại cảng. Luồng vào cảng tại các cảng biển miền Bắc là khá dài và có độ sâu không đồng đều trên toàn tuyến luồng, dẫn đến các tàu lớn vào cảng phải giảm tải và lợi dụng thủy triều. Về giao thông kết nối cảng thì vận tải đường bộ vẫn đóng vai trò chủ đạo. Đánh giá chung thì các cảng biển loại 1 miền Bắc được đầu tư theo đúng quy hoạch; tuy nhiên, vẫn có những dự án triển khai chậm
tiến độ.

Hệ thống cảng biển miền Trung

Trong 10 năm trở lại đây, miền Trung đã xuất hiện thêm nhiều cảng lớn nhỏ. Tính đến nay, miền Trung có 19 cảng biển với tổng số mét chiều dài là hơn 8 nghìn mét trong đó có 10 cảng biển loại 1 và 9 cảng biển loại 2. Hàng hóa qua cảng chủ yếu là vật liệu xây dựng, gỗ các loại và các sản phẩm khai thác mỏ. Trong 19 cảng biển tại miền Trung thì có 37 bến cảng bốc hàng tổng hợp và 25 bến cảng chuyên dùng. Về thiết bị thì các cảng miền Trung được trang bị khá đơn giản nên công suất bốc dỡ hàng hóa thấp. Luồng vào cảng tại các cảng biển miền Trung phần lớn là ngắn do hầu hết các khu bến nằm gần bờ biển sâu.

Đặc điểm lớn nhất tại các cảng biển miền Trung là thiếu các dòng chảy kinh tế vùng phụ cận đổ về nên nguồn hàng quá ít dẫn đến các cảng miền Trung thường xuyên bị thiếu hàng. Nguyên nhân là do năng lực sản xuất cũng như thị trường ở miền Trung quá nhỏ lẻ, các khu công nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên không tạo được nguồn hàng đủ lớn và ổn định để cung cấp cho các cảng biển, mật độ cảng biển dày đặc nên nguồn vốn đầu tư bị dàn trải, quy mô đầu tư dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, đầu tư cảng biển thì thiếu khoa học và không đồng bộ. Các cảng miền Trung chỉ mới hoạt động mang tính chất gom hàng rồi đem đến các cảng Hải Phòng hoặc TP.HCM để xuất hàng. Các yếu tố cần thiết cho phát triển kinh tế cảng biển chưa hội đủ, thiếu hệ thống đô thị cảng, tài chính, hậu cần… thích hợp.

Hệ thống cảng biển miền Nam

Hiện nay, miền Nam có 13 cảng biển với chiều dài cầu bến là trên 27.000m, trong đó có 4 cảng loại 1 và 9 cảng loại 2. Hàng hóa qua cảng chủ yếu là nông sản, phân bón, linh kiện xe máy, quặng và các sản phẩm từ khu công nghiệp. Trong 13 cảng biển ở miền Nam thì có 39 bến cảng tổng hợp và 48 bến cảng chuyên dùng. Đối với các cảng biển ở vùng Đông Nam bộ thì sự phát triển của hệ thống cảng là phù hợp với quy hoạch được duyệt. Lượng hàng thông qua khu vực này chiếm khoảng 50% lượng hàng hóa qua cảng biển và 65% hàng container của cả nước. Các bến cảng tổng hợp, container có quy mô lớn, được đầu tư thiết bị chuyên dụng hiện đại. Hệ thống quản lí khai thác điện tử được đưa vào khai thác phổ biến. Các bến cảng chuyên dùng phát triển rất nhanh. Hệ thống cảng biển được đầu tư hiện đại hóa, được các hãng tàu lớn của thế giới đưa vào bản đồ lộ trình của mình nên hàng xuất khẩu từ cảng biển có thể xuất thẳng sang Mỹ, châu Âu.

Tuy nhiên, quá trình đầu tư hệ thống cảng biển của vùng Đông Nam bộ cũng có một số hạn chế. Đối với cảng biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động đầu tư phát triển, cải tạo nâng cấp cảng biển chưa đúng theo quy hoạch. Việc đầu tư phát triển chỉ mới được thực hiện tại một số cảng, còn các cảng tổng hợp của địa phương thì hầu như chưa được triển khai thực hiện. Trang thiết bị bốc xếp và quản lý khai thác còn lạc hậu và chưa đồng bộ. Luồng vào các cảng tại khu vực này rất dài và cạn. Việc nạo vét duy tu và chuyển phao dẫn luồng hàng năm rất tốn kém và không phải lúc nào cũng thu được kết quả mong muốn. Giao thông kết nối cảng chủ yếu là đường bộ và đường thủy. Đánh giá chung thì việc đầu tư phát triển cảng biển tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa đạt được mục tiêu như quy hoạch đề ra, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Có thể nhận thấy rằng thực tiễn đầu tư phát triển cảng biển ở VN hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đầu tư vào cảng biển vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA mà chưa thu hút được nhiều nguồn vốn có từ các nguồn khác. Việc sử dụng vốn còn chưa hiệu quả biểu hiện ở tình trạng quy hoạch còn mang tính chủ quan, chưa mang tính chiến lược và dài hạn. Cơ chế quản lí nguồn vốn đầu tư còn nhiều bất cập dẫn đến vốn đầu tư của nhà nước bỏ ra không có hiệu quả và thu hồi được vốn. Thực trạng đầu tư này đã dẫn đến hệ quả là cảng biển của nước ta nhìn chung còn lạc hậu so với yêu cầu và đòi hỏi của nền kinh tế và chưa tương xứng với tiềm năng.